Bạn đang xem bài viết Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Thương Phẩm Mau Lớn Cho Năng Suất Cao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá chình là một trong những loài thủy sản phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Do vậy, nếu nắm vững được kỹ thuật nuôi cá chình, người nông dân không chỉ giảm bớt được công sức đáng kể mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí chăn nuôi.
Hé lộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm theo chia sẻ từ chuyên gia
Mô hình nuôi cá chình
Cá chình là loài cá dễ nuôi và thích nghi tốt với các môi trường sống khác nhau. Bà con có thể nuôi cá trong bể xi măng, ao đất hoặc nuôi trong lồng bè đều được. Tùy vào điều kiện thực tế và chi phí để quyết định ra mô hình chăn nuôi phù hợp nhất với hộ gia đình mình.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá chình
Nếu lựa chọn nuôi trong lồng bè, bà con chỉ cần vệ sinh, cọ rửa sạch lồng và gia cố lại trước khi thả cá giống.
Nếu nuôi cá trong ao đất, bà con cần tát cạn ao, dọn dẹp, phát quang bờ ao, nạo vét đáy ao và rắc vôi bột. Sau đó phơi ao từ 3 -5 ngày trước khi tiến hành cấp nước để nuôi cá.
Nếu nuôi cá trong bể xi măng, cần tiến hành cọ rửa thật kĩ bể, sát trùng và ngâm bể rồi mới tiến hành cấp nước sạch để nuôi cá.
Chọn và thả cá chình giống
Một trong những yếu tố cần chú ý trong kỹ thuật nuôi cá chình để quyết định sự thành công của mùa vụ chính là chọn cá giống. Bà con cần chú ý lựa chọn mua cá giống tại các cơ sở cung cấp con giống uy tín. Lựa chọn đàn cá khỏe mạnh, có kích thước đồng đều và nên chọn loại có kích cỡ 10 con/kg để nuôi.
Những con cá giống chất lượng cần có nhiều nhớt, không bị trầy xước, tróc vẩy và không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên lựa chọn con cá bị dị dạng để nuôi, vì rất dễ lẫn cá do đánh bắt bằng điện hoặc đi câu.
Thức ăn cho cá chình
Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn tươi từ tự nhiên hoặc trong sản xuất nông nghiệp để nuôi cá chình hoặc sử dụng cám công nghiệp đều được. Tuy nhiên, cần đảm bảo khẩu phần và hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho cá với lượng đạm dao động khoảng 45%.
Có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như: cá tạp, trai, hến… nhưng cần sơ chế kĩ và đảm bảo không bị ôi thiu.
Chăm sóc và quản lý cá chình
Tiến hành cho ăn đúng giờ, đủ lượng và chia khoảng 2 – 3 bữa ăn. Tổng lượng thức ăn dao động từ 10 – 20% trọng lượng cá.
Căn cứ vào tình hình thời tiết thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
Thường xuyên theo dõi trạng thái cá bơi lội và bắt mồi để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố phát sinh.
Tiến hành vớt hết thức ăn dư thừa, tránh làm bẩn nước nuôi cá khiến cá dễ mắc bệnh.
Thu hoạch cá chình
Bà con có thể tiến hành thu hoạch cá sau 1 năm nuôi khi cá chình đạt kích cỡ từ 1 – 1,5 kg/con.
Quảng Bình: Mô Hình Nuôi Cá Dìa Thương Phẩm Cho Năng Suất Cao
Mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm đã được triển khai tại phường Phú Hải, TP Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP. Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Trong những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn do giá tôm nguyên liệu thấp, dịch bệnh thường xảy ra tại các vùng nuôi tôm trong ao đất.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường ở các vùng nuôi tôm lâu năm bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đã làm cho người nuôi tôm luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Trước tình hình đó, việc lựa chọn, bổ sung các đối tượng nuôi mặn, lợ có giá trị kinh tế đưa vào nuôi luân canh, xen canh tại các vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh nhằm thay đổi môi trường, đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết.
Cá Dìa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thuộc loài cá rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương, được thị trường ưa chuộng. Được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Ông Võ Đại Chung, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình cho hay, kết quả sau 6 tháng triển khai cho thấy, cá có tỉ lệ sống trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160 g/con, sản lượng ước đạt 800 kg.
Với giá bán trên thị trường như hiện nay là 200.000 đồng/kg sẽ cho doanh thu 160 triệu đồng, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp hộ gia đình lãi trên 82 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả đạt được của mô hình tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững; khai thác tiềm năng ao hồ nuôi thủy sản mặn, lợ, hồ nuôi tôm kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang sang nuôi cá Dìa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.
Theo Vietq.vn
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Cho Năng Suất Cao Nhất
Tạo môi trường sống sạch, thức ăn hợp khẩu vị là cách nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao
Những đặc tính mà người nuôi cá trắm cỏ nên biết
Cá trắm cỏ hay còn gọi là cá trắm trắng là loài cá nước ngọt dễ nuôi và mau lớn. Tuy không phải là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon nhất nhưng lại được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương do chúng không kén ăn, đề kháng tốt và cho năng suất cao. Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là các loại cỏ, rong, bèo, lá ngô… Mà những loại thức ăn này rất sẵn ở các vùng quê, hơn nữa không mất tiền mua. Đó cũng là lý do người dân chọn nuôi cá trắm cỏ thay vì nuôi những loài cá sành ăn khó tính khác. Hơn nữa, loài cá này nuôi rất nhanh lớn, chỉ sau 1 năm có thể đạt từ 0,8 – 1,2kg/con. Nếu nuôi 2 năm trong lượng sẽ đạt từ 1,5 – 2,5kg/con, thậm chí có con đạt tới 4kg nếu sống trong môi trường thuận lợi. Loài cá trắm cỏ có khả năng sinh sản ở thời kỳ khi cá đực khoảng 1kg và cá cái khoảng 2kg. Bất kỳ chọn hình thức nuôi cá trong ao hay trong lồng cũng cần chọn lựa môi trường không sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Bởi các loài cá nói chung và cá trắm cỏ nói riêng đều ưa nước sạch, môi trường sống có những loại mồi ưa thích. Nếu có được điều kiện sống thuận lợi, cá mới sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhiều người dân chọn cách nuôi cá trắm cỏ trong lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao tù
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong lồng trên sông, hồ
Chọn cá giống: Cá giống được chọn phải đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20 cm. Cần lưu ý không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.Thả cá giống: Đối với cá nuôi lồng, thời gian thả cá tốt nhất là tháng 2 – 3 hoặc thả cá sau lũ. Nuôi cá trắm cỏ được khoảng 6 tháng là có thể bắt tỉa con to và nuôi được 1 năm là có thể thu hoạch toàn bộ. Mật độ thả cá trắm lồng khoảng 30 – 35 con/m3. Trước khi thả cá cần ngâm bao cá giống trong lồng khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ và mở túi ra cho nước vào từ từ để cá giống tự bơi ra. Và nên thả cá lúc sáng sớm, buổi chiều hoặc buổi tối, tránh thả cá lúc trưa nắng hoặc khi trời mưa. Ngoài ra, để phòng ký sinh trùng, nấm phát triển trên cơ thể cá và để tỷ lệ cá sống, sinh trưởng cao nên tắm cá giống bằng thuốc tím hoặc nước muối loãng trong thời gian 5 phút. Trong khi tắm cho cá giống phải có sục khí để cá không bị ngạt thở.Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: Lượng thức ăn cho cá trắm cỏ chiếm khoảng 5 – 7% trọng lượng cá. Cách nuôi cá trắm cỏ cho năng suất cao là cho chúng ăn những thức ăn khoái khẩu như cỏ, lá sắn, rau xanh, rong bèo các loại… Tuy nhiên, những thức ăn này phải đảm bảo sạch, không chứa độc tố thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, có thể cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô, thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng, phát triển tốt, nhưng lượng thức ăn xanh chiếm 40% lượng thức ăn trong ngày.Phương pháp cho ăn: Khi cho cá ăn cần đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để đảm bảo tất cả cá đều được ăn. Hơn nữa, cần quan sát hoạt động của cá, theo dõi mức độ tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Cần lưu ý việc vớt thức ăn thừa ở lồng trước khi cho thức ăn mới để đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cá luôn sạch.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm giúp cá lớn nhanh, cho năng suất cao
Mô Hình Nuôi Cá Dìa Thương Phẩm Cho Năng Suất Cao Ở Quãng Ngãi
Cá dìa (Siganus gustatus) có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính ăn tạp, chúng được nuôi kết hợp với tôm sú và được xem là loài nuôi hiệu quả trong ao nuôi tôm dịch bệnh.
Đặc điểm sinh học
Cá dìa có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành dài 25 – 30cm, trọng lượng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.
Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn. Chúng thành thục sau 1 – 2 năm tuổi, sinh sản ở vùng nước lợ. Khi còn nhỏ, chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô… để sinh sản. Mùa sinh sản (tháng 5 – 6 dương lịch), trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào các bãi bồi để sinh trưởng và phát triển. Cá dìa thích ứng nồng độ muối trong nước biển từ 5 đến 37‰ và sinh trưởng thích hợp nhiệt độ 24 – 28 0 C.
Cá dìa hoạt động và kiếm mồi ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.
Ngoài tự nhiên, cá dìa sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình 0,4 kg/con. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau 6 tháng. Cá sử dụng tốt thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 20 – 25%.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP. Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Trong những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn do giá tôm nguyên liệu thấp, dịch bệnh thường xảy ra tại các vùng nuôi tôm trong ao đất.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường ở các vùng nuôi tôm lâu năm bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đã làm cho người nuôi tôm luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Trước tình hình đó, việc lựa chọn, bổ sung các đối tượng nuôi mặn, lợ có giá trị kinh tế đưa vào nuôi luân canh, xen canh tại các vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh nhằm thay đổi môi trường, đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Ông Võ Đại Chung, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình cho hay, kết quả sau 6 tháng triển khai cho thấy, cá có tỉ lệ sống trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160 g/con, sản lượng ước đạt 800 kg.
Với giá bán trên thị trường như hiện nay là 200.000 đồng/kg sẽ cho doanh thu 160 triệu đồng, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp hộ gia đình lãi trên 82 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả đạt được của mô hình tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững; khai thác tiềm năng ao hồ nuôi thủy sản mặn, lợ, hồ nuôi tôm kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang sang nuôi cá Dìa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.
Cá dìa – Loài nuôi nước lợ đáng giá
Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, cá dìa được nuôi ghép với tôm sú. Trong ao nuôi, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn, giảm thiểu dịch bệnh. Với giống lớn, mật độ thả ghép thưa (0,5 – 1 con/m 2) sau 4 – 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 – 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên lợi nhuận ước đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn cả, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.
Ngoài ra, cá dìa còn là đối tượng nuôi chính trong ao nuôi tôm bị dịch bệnh; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp tiêu diệt mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Với mật độ thả 2 – 3 con/m 2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp, sau 10 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 – 1 kg/con. Đặc biệt, cá dìa ăn tạp nên tính cạnh tranh của cá thấp, tỷ lệ sống cao.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm sản xuất giống cá dìa nhân tạo thành công, nhưng số lượng con giống còn hạn chế. Do vậy, nguồn giống cá dìa vẫn chủ yếu từ tự nhiên, hàng năm vào tháng 6 – 7 dương lịch, hoặc tháng 9, 10, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, giá bán 3 – 4 nghìn đồng/con, kích cỡ 3 – 4cm.
Thả ghép cá dìa với tôm hoặc nuôi cá dìa trong ao tôm bị dịch bệnh đang là giải pháp nhằm chuyển hướng từ độc canh con tôm sang đa canh, đa con ở miền Trung hiện nay.
Nuôi cá dìa trong ao đất kết hợp tôm sú
Cá dìa là một đặc sản của Thừa Thiên Huế, không chỉ người dân Huế mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài này. Nắm bắt nhu cầu thị trường, đồng thời được sự vận động của các cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh, anh Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Triệu Thôn, xã Phú An, huyện Phú Vang đã mạnh dạn đầu tư hơn 5000 m 2 ao đất của mình để nuôi cá dìa kết hợp với nuôi tôm sú.
Từ những kiến thức đã học hỏi từ các cán bộ kỹ thuật, anh Dưỡng cho biết cá dìa là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên của Huế. Chúng là loài rộng nhiệt, rộng muối, chịu được biên độ dao động muối từ 5-37‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ, đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc cải thiện môi trường ao nuôi.
Các bước thực hiện trong quá trình nuôi cá dìa của anh Dưỡng như sau:
Trước khi thả nuôi cá phải tiến hành cải tạo kỹ ao nuôi. Sau khi cày xới mặt ao, anh Dưỡng dùng 500 kg vôi bột rải đều mặt ao, đặc biệt bón nhiều ở những chỗ còn đọng nước. Dùng phân vi sinh và phân NPK để gây màu nước với hàm lượng 10kg phân vi sinh/100m 2 và 3kg phân NPK/100 m 2.
Trên diện tích 5000 m 2, anh Dưỡng thả 2500 con cá dìa giống cỡ 50-70g/con, 7.500 tôm sú giống.
Chăm sócBiết được cá dìa là loài ăn thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ nên anh Dưỡng tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như rong tảo. Ngoài ra anh còn tự chế biến thức ăn từ ngũ cốc, cá tạp. Trong quá trình nuôi, cá dìa cũng mắc phải một số bệnh như bệnh ký sinh trùng và bệnh nhiễm khuẩn nhưng sau khi xử lý bằng formol (100%) với nồng độ 100-150ppm thì cá hết bệnh.
Sau 3 tháng nuôi anh Dưỡng thu được 312 kg cá dìa thịt, 150 kg tôm sú, 100 kg cua và tôm đất. Cá dìa có trọng lượng bình quân 250g/con, tỷ lệ sống 50%. Sau khi trưừchi phí, anh Dưỡng thu lãi hơn 8 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá dìa kết hợp nuôi tôm sú bước đầu thành công đã làm tăng thu nhập của gia đình anh Dưỡng. Cá dìa sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên chi phí thức ăn thấp. Tuy nhiên cần phải lưu ý lựa chọn con giống sạch, có chế độ chăm sóc tốt, đề phòng các bệnh, chủ động theo dõi các yếu tố môi trường vì cá dìa khá nhậy cảm với biến đổi thời tiết.
Nuôi cá dìa thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm
Trại nuôi cá nước lợ – 4ha của ông Phạm Văn Thanh (thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) có thu nhập mỗi năm đạt 500 triệu đồng.
Năm 2002, ông Thanh làm hồ sơ xin thuê 4ha đất ven phá Tam Giang để mở trại nuôi thủy sản nước lợ. Tiếp theo ông đầu tư vốn xây thành ngăn hồ, nạo vét lòng hồ, xây cống để dẫn và thoát nước trực tiếp từ phá Tam Giang. Thời gian đầu, ông chỉ nuôi tôm, cua thương phẩm và cá dìa. Sau một thời gian, thấy thu nhập không ổn định, ông tập trung đầu tư nuôi cá dìa, cá kình.
Theo ông Thanh: “Cá dìa rất khó nuôi do sức cạnh tranh bầy đàn kém và khả năng thích ứng chậm. Thế nên tôi chủ động nuôi với mật độ thấp, nhờ đó cá sinh trưởng rất tốt”. Chỉ sau 10-12 tháng nuôi cá, mỗi hồ cá dìa đem lại cho ông xấp xỉ 100 triệu đồng lãi ròng. Ông Phạm Văn Thanh kiểm tra hồ nuôi cá đối mục.
Năm 2012, trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên – Huế đưa triển khai mô hình nuôi cá đối mục đã chọn trang trại của ông Thanh làm thí điểm và đạt được hiệu quả vượt trội. So với các loài cá nước lợ khác, cá đối mục có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 6 tháng là có thể xuất bán), thức ăn của cá rất đa dạng, vừa là thức ăn công nghiệp, vừa là rong tảo thiên nhiên.
Cá đối mục có sức cạnh tranh bầy đàn tốt nên có thể nuôi với mật độ cao. Loại cá này rất được giá (khoảng 160-200 nghìn đồng/kg) nên chỉ sau 6 tháng triển khai, hồ cá đối mục với 5.000 con giống thả ban đầu đã đem lại cho ông Thanh khoảng 150 triệu đồng lợi nhuận.
Nhận thấy dấu hiệu khả quan, ông Thanh tập trung đầu tư nuôi cá đối mục. Không những vậy, ông còn thử nghiệm nuôi xen ghép cá đối mục với tôm sú và cua thương phẩm để tăng hiệu quả, tận dụng được nguồn thức ăn của mỗi loài. Những năm gần đây, ông Thanh luôn có thu nhập ổn định 500 triệu đồng/năm.
Năm nào gia đình ông cũng được Hội Nông dân huyện Phú Vang tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Thương Phẩm Mau Lớn Cho Năng Suất Cao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!