Xu Hướng 3/2023 # Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm # Top 6 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá nheo trong lồng ở Yên Bái, cá nheo lớn nhanh, không bị dịch bệnh, chất lượng thịt cá thành phẩm được nâng cao.

Sau một thời gian áp dụng, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Bình, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình đã tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo ( Parasilurusasotus) trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.

Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì đã báo cáo kết quả thực hiện và qua kiểm tra thực tế tại các địa điểm triển khai. Kết quả cho thấy, sau 10 tháng triển khai thực hiện dự án, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì đã triển khai đúng các bước theo thuyết minh đã được phê duyệt, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, mở ra hướng mới cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Yên Bình.

Cụ thể, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã tổ chức khảo sát, chọn điểm và đã chọn được 11 hộ đủ điều kiện tham gia thực hiện dự án; tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá nheo cho các hộ dân; tổ chức mua con giống, thức ăn, vôi bột để phòng bệnh cho cá nuôi và cung ứng cho các hộ dân thực hiện; tiến hành kiểm tra mô hình dự án theo định kỳ và theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật.

Tại các mô hình được kiểm tra cho thấy, đối tượng cá nheo nuôi trong lồng lớn nhanh, không bị dịch bệnh và tận dụng được thức ăn sẵn có trên hồ Thác Bà như cá tạp, tôm, ốc. Trọng lượng cá nheo tại thời điểm kiểm tra trung bình đạt 2,3 kg/con; chiều dài thân cá đạt kích thước trung bình là 42 cm/con, tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài đạt 2,88 cm/con/tháng; tỷ lệ sống trung bình đạt 90,3% và vượt tiêu chí đề ra.

Qua mô hình có thể đánh giá cá nheo là loài cá nước ngọt, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi và có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường vùng hồ Thác Bà, chúng ăn các loại thức ăn phụ phẩm từ cá tạp, ốc bươu vàng, thức ăn phối chế từ các hạt ngũ cốc,… Do vậy có thể tận dụng các loại thức ăn đó để giảm chi phí nuôi cá nheo thương phẩm trong lồng.

Đặc biệt cá nheo có sức đề kháng tốt, hầu như không bị nhiễm bệnh, phù hợp với các tổ chức, cá nhân và hộ dân nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi và nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản. Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung tiếp theo của dự án theo đúng tiến độ và thuyết minh của dự án đã được phê duyệt.

Nâng Cao Chất Lượng, Giá Trị Cá Ngừ Đại Dương

Moitruong24h – Những năm qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương ở các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam có được “giấy thông hành” thâm nhập vào thị trường các nước, nhất là thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi để xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Ngư dân Khánh Hòa vận chuyển cá ngừ đại dương lên cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang). Ảnh: NGUYỄN CHUNG

Liên kết sản xuất theo chuỗi

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện trên địa bàn ba tỉnh Nam Trung Bộ, gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có hơn 3.330 tàu cá làm các nghề khai thác cá ngừ đại dương. Trong đó, nghề câu vàng có 20 chiếc; câu tay hơn 2.180 chiếc; lưới vây là 846 chiếc. Bên cạnh việc phát triển đội tàu đa dạng, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã đầu tư chín cảng cá và hơn 40 cơ sở thu mua; 16 cơ sở, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương. Hầu hết các nhà máy chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương đều được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Với tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương hằng năm đạt khoảng hơn 102 nghìn tấn, để bảo đảm chất lượng và giá trị sản phẩm, một số doanh nghiệp tại các địa phương đã chủ động triển khai tổ chức chín mô hình liên kết sản xuất khai thác theo chuỗi như: Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định; Công ty TNHH Bá Hải, Hồng Ngọc, Nguyễn Hưng (Phú Yên); Công ty TNHH Hải Vương, Thịnh Hưng, Tín Thịnh (Khánh Hòa)… Trong đó, tỉnh Bình Định có bốn mô hình, bao gồm: Mô hình chuỗi cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản, do Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định liên danh với hai công ty KATO – YAMADA của Nhật Bản thực hiện với 25 tàu câu cá ngừ đại dương; mô hình chuỗi khai thác, tiêu thụ do nhóm 16 tàu chuyên làm nghề lưới vây cá ngừ đại dương của ông Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn thực hiện); mô hình chuỗi liên kết giữa chủ tàu khai thác – doanh nghiệp – cơ sở thu mua (do Công ty TNHH Thịnh Hưng, Khánh Hòa liên kết với 160 chủ tàu khai thác cá ngừ đại dương thông qua hai cơ sở thu mua Hải Hà và Quốc Thu ở Hoài Nhơn); mô hình chuỗi liên kết giữa chủ tàu khai thác – doanh nghiệp – cơ sở thu mua (do Công ty Hồng Ngọc cùng Công ty Phúc Hưng, Phú Yên liên kết với hơn 400 tàu của ngư dân Bình Định để thu mua cá ngừ đại dương thông qua các đại lý tại Bình Định)… Nhìn chung, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu có hiệu quả, thu hút được nhiều chủ tàu và ngư dân tham gia. Một số mô hình được tổ chức bài bản, minh bạch giữa các giao dịch của ngư dân và doanh nghiệp, tạo động lực để ngư dân tích cực tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cá ngừ.

Tuy nhiên, việc khai thác, tiêu thụ, chế biến cá ngừ đại dương tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Một số cảng cá, mặc dù có đội tàu khai thác cá ngừ đại dương hoạt động, nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, như cảng cá Tam Quan (Bình Định) do tư nhân xây dựng các điểm lên cá và bán cá, cửa biển thường bị cạn và ngày càng hẹp lại, tàu cá có chiều dài hơn 20 m ra vào rất khó khăn. Ngoài ra, công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương ở Việt Nam nói chung cũng như ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa nói riêng so với một số nước trong khu vực và trên thế giới còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng nước đá để bảo quản sản phẩm, chất lượng sản phẩm cá ngừ câu tay thấp, tỷ lệ cá ngừ câu tay đạt tiêu chuẩn sashimi chỉ đạt khoảng 5 đến 6% lô sản phẩm cá ngừ đại dương khai thác được. Phương thức hoạt động mua bán sản phẩm cá ngừ vẫn còn những bất cập, hơn 60% số cơ sở thu mua cá ngừ đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ yếu là các cơ sở thu mua cá ngừ sọc dưa. Chưa kể tình trạng mua xô, ép cấp, ép giá vẫn còn xảy ra, mà phần thua thiệt thuộc về chủ tàu và ngư dân.

Để vươn xa

Để sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam đáp ứng theo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường được các tổ chức độc lập chứng nhận, như nhãn sinh thái MSC, hoặc chứng nhận về quy trình sản xuất sản phẩm đầu vào VietGAP, GlobalGAP,… theo yêu cầu của các thị trường tiêu thụ, nhất là các thị trường nhập khẩu khó tính, các địa phương cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, trang bị các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu khai thác cá ngừ đại dương như: máy dò cá bốn đầu dò, máy thu câu, hầm bảo quản sản phẩm bằng xốp thổi, bể ngâm hạ nhiệt nhanh;… cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu cá cho thuyền viên. Đẩy mạnh việc đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại; hướng dẫn về kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ theo công nghệ mới, tiên tiến cho ngư dân.

Đồng thời ưu tiên xây dựng các mắt xích của chuỗi liên kết trong khai thác tiêu thụ, nhất là tổ chức lại sản xuất theo các hình thức tổ hợp tác theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cần tích cực và chủ động tham gia trực tiếp vào thị trường thông qua các sàn đấu giá sản phẩm cá ngừ đại dương, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cho ngư dân khai thác cá ngừ, minh bạch thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong đó, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với vai trò là hạt nhân, chi phối của chuỗi giá trị, là lực lượng tiên phong trong việc đưa sản phẩm cá ngừ đại dương đến với người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ đặt hàng, yêu cầu nhà cung cấp là ngư dân khai thác cá ngừ, cơ sở thu mua cung cấp sản phẩm cá ngừ theo yêu cầu của mình.

Về lâu dài, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện tốt Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ đóng mới thay thế đội tàu khai thác cá ngừ hiện nay bằng đội tàu cá tiên tiến, hiện đại, quy mô lớn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm số lao động trên tàu cá, giảm giá thành và tổn thất sau thu hoạch. Có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm cá ngừ vào bờ theo hướng tổ chức lại sản xuất trên biển theo cơ chế chuỗi giá trị từ khai thác đến bàn ăn, bảo đảm các liên kết ngang, liên kết dọc đủ lớn để hình thành nên khối lượng, giá trị hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế, giao lưu nhân dân để các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, chủ tàu cập nhật thông tin, tìm kiếm cơ hội, nhập khẩu ứng dụng, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong khai thác, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương tiên tiến, hiện đại từ các nước có nghề cá ngừ đại dương phát triển trên tàu, nâng cao giá trị gia tăng trong khai thác. Cũng như tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, bảo đảm các điều kiện để Việt Nam tham gia tốt các hiệp định quốc tế như Hiệp định về đàn cá di cư xa, Hiệp định về biện pháp các quốc gia có cảng, gia nhập các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế, như Ủy ban nghề cá Trung – Tây Thái Bình Dương (WCPFC) hoặc các hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó sản phẩm cá ngừ của Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường các nước. Đồng thời, đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam cũng có thể tham gia khai thác tại các vùng biển của các nước thuộc quyền quản lý của tổ chức này.

Quang Minh/Nhandan

Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo Thương Phẩm

Ao nuôi cá kèo cũng giống như ao nuôi các loài cá khác, là những ao đất thông thường. Ở vùng ven biển có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân canh cá kèo. Vùng làm muối có thể luân canh nuôi cá kèo trong ruộng muối vào mùa mưa khi nước bị giảm độ mặn không sản xuất được muốỉ.

Cần lựa chọn ao có diện tích hợp lý để nuôi cá kèo. Ao có diện tích quá nhỏ thì việc đầu tư không lớn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nếu ao quá lớn sẽ phải đầu tư lớn và cũng khó khăn trong công tác quản lý môi trường ao nuôi, chăm sóc cá nuôi và nhất là khó khăn khi thu hoạch. Từ những kinh nghiệm thực tế nuôi cá kèo ở các địa phương cho thấy, ao nuôi có diện tích từ 1.000 – 2.000 m2 là thích hợp nhất.

Trước khi tiến hành thả cá giống nuôi, phải chuẩn bị và cải tạo lại ao thật kỹ, bao gồm các khâu sau đây:

– Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ như cá chẽm, cá nâu, cá rô phi và tất cả các loài cá và địch hại khác. Nên dùng rễ cây thuốc cá ( Derris elliptica Benth) để diệt tạp, với liều lượng 1 kg rễ tươi cho 100 m3 nước ao. Theo Bùi Quang Tề, dây thuốc cá có hoạt chất chính là Rotenon (hay Tubotoxin; Derris), chất này có tác dụng độc đối với động vật máu lạnh, rất độc với cá nhưng không độc với người và các loài giáp xác (như tôm, cua) Để nước trong ao còn độ sâu 8-10 cm và tính toán thể tích nước có trong ao, rễ cây thuốc cá đập dập, ngâm trong nước từ 5-6 giờ rồi vắt lấy nước, hòa loãng, sau đó té đều khắp mặt ao. Tất cả cá sẽ chết hết và vớt đi rồi tháo hết nước hoặc bơm cạn ao để phơi đáy.

– Cày hoặc xới đáy ao một lớp đất mỏng (5-7 cm) để đáy ao thoáng khí, tạo điều kiện cho sinh vật trong đáy ao phát triển để có nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

– Bón lót cho ao bằng phân hữu cơ (ủ mục, hoai) liều lượng 20 – 30 kg/100 m2 ao.

– Rải vôi bột xuống đáy ao để hạ phèn, diệt tạp, diệt các mầm bệnh, lượng dùng 8-12 kg/100 m2, sau đó có thể xới đảo bùn đáy để hòa trộn vôi và phân hữu cơ.

– Phơi đáy từ 2 – 3 ngày. Những ao ở vùng bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy ao.

Những ao đã nuôi tôm sú trước đó thì không cần bón lót phân hữu cơ, chỉ nên diệt tạp và cá dữ bằng rễ cây thuốc cá, rải vôi để diệt tạp, hạ phèn và diệt mầm bệnh trong đáy ao.

– Lấy nước vào ao qua lưới chắn lọc để tránh địch hại và cá dữ, cá tạp lọt vào ao ăn hại cá và tranh giành thức ăn với cá nuôi. Khi mức nước đạt khoảng 0,3 – 0,4 m thì có thể thả cá giông. Những ngày sau đó tăng dần mức nưóc ao cho đến khi đạt theo yêu cầu

Mùa vụ nuôi

Hiện nay các địa phương đang nuôi cá kèo thường dựa vào điều kiện ao và mùa vụ xuất hiện giống tự nhiên để tiến hành vụ nuôi. Giống tự nhiên thường bắt đầu có từ tháng 4 – 5 kéo dài đến tháng 8 – 9. Tuy vậy ngư dân vẫn khai thác cá giống tự nhiên gần như quanh năm và kích cỡ cá giống cũng lớn nhỏ không đều ở các tháng ngoài vụ giống chính. Mùa vụ nuôi cá kèo từ tháng 4-5 khi bắt đầu có con giống tự nhiên. Ngoài ra người nuôi còn sử dụng ao nuôi tôm để nuôi cá kèo sau khi nuôi tôm vụ 1 (vào tháng 7-8).

Kinh nghiệm ở một số địa phương cho thấy nếu nuôi sớm vào tháng 4-5 thì cá phát triển tốt, nhất là các tháng đầu tiên điều kiện môi trường thuận lợi cho cá do nhiệt độ cao nhưng không biến động nhiều, chưa có mưa nhiều nên độ mặn và các yếu tố của nước ít biến động. Nếu nuôi vào các tháng 7-8, thời tiết và môi trường có nhiều biến động do mưa lớn, độ mặn giảm, nhiệt độ thường thay đổi và chênh lệch lớn và nhất là vào các tháng cuối năm nhiệt độ hạ thấp nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá. Ớ một số vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long vào cuối mùa mưa, độ mặn ỏ các ao nuôi có khi xuống rất thấp, thậm chí gần như nước ngọt hoàn toàn. Vào những thời điểm này cá rất dễ bị nhiễm bệnh và chết, dẫn đến tình trạng hao hụt số lượng cá và tỷ lệ sống thấp khi thu hoạch.

Kích cỡ và mật độ thả giống nuôi Kích cỡ cá giống

Nên chọn cá giống cỡ 3 – 5 cm hoặc 4 – 6 cm, cá giống ương nuôi trong ao là tốt nhất vì sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, khỏe hơn vì đã thích nghi với điều kiện trong ao. Chọn cá khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt.

Kinh nghiệm ở nhiều người nuôi nếu thả con giống còn quá nhỏ không qua ương nuôi thì tỷ lệ hao hụt rất lớn, có khi tới 60 – 70%, do cá yếu và chưa thích nghi với điều kiện môi trường mới trong ao nuôi. Ngoài ra tỷ lệ lẫn giống tạp khác còn cao do quá trình ép lọc vẫn chưa loại bỏ hết, nên có tình trạng cá tạp tranh dành thức ăn của cá nuôi, làm giảm hiệu quả nuôi

Mật độ thả nuôi

Tùy theo điều kiện ao, khả năng quản lý chăm sóc và cỡ cá, có thể thả nuôi với mật độ 30 – 60 con/m2, trung bình 50 con/m2. Nếu cỡ cá nhỏ (3 cm) nên thả mật độ cao hơn so với cỡ cá lớn (5-6 cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi. Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m2, Một số hộ nuôi bống kèo còn có kinh nghiệm thả với mật độ ban đầu rất cao (hơn 100 con/m2), sau hai tháng nuôi thì san thưa với mật độ 50 con/m2. Tuy nhiên biện pháp thả dày rồi san thưa chỉ nên áp dụng với những hộ có các ao nuôi gần nhau để chuyển cá nhanh chóng, tránh được hao hụt trong khi đánh bắt, vận chuyển và san thưa cá.

Chăm sóc và quản lý ao nuôi Thức ăn cho cá

Cá kèo có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… cá còn ăn được các thức ăn do con ngưòi cung cấp như thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp.

Để duy trì thức ăn tự nhiên, phải định kỳ bón thêm phân hữu cơ đã ủ hoai 10-15 kg/100m2/tuần hoặc 100 – 150 gam phân vô cơ (DAP, NPK)/tuần. Thức ăn chế biến gồm cám gạo (60 – 70%) và bột cá (30 – 40%) được trộn đều và nấu chín, trộn thêm premix khoáng và vitamin A,D,E,C (tổng cộng 0,2 – 0,3% tổng trọng lượng thức ăn). Hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ 25% ở 2 tháng đầu, sau đó giảm dần xuống 22% rồi 20% ở tháng thứ 3, 4 và 18% cho hai tháng cuối. Khẩu phần ăn 4-6% trọng lượng thân/ngày. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, cho ăn vào buổi sáng và chiều lúc trời mát.

Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp cần phải chọn loại kích cỡ thức ăn phù hợp với độ lớn và kích thước miệng để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Hàm lượng đạm trong thức ăn cũng dao động từ 18 – 25%, giảm dần theo tháng tuổi của cá. Khẩu phần ăn thức ăn viên công nghiệp từ 1 – 1,5% trọng lượng thân/ngày và cho cá ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Ngoài ra trong thời gian nuôi, thức ăn nên có bổ sung thêm một số loại men tiêu hóa nhằm kích thích cho cá ăn ngon và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi.

Quản lý ao nuôi a- Quản lý chất lượng nước

Nước ao cần được chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi. Giai đoạn hai tuần đầu mới thả cá giống, mức nước ao cần đạt 0,4 – 0,5 m, sau đó tiếp tục dâng từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2 m cho đến khi mức nước đạt tối đa.

Theo dõi mực nước hàng ngày, kiểm tra các yếu tố hóa lý của nước ao như nhiệt độ nước, pH, độ trong, độ mặn. Kiểm tra bờ và cống ao đề phòng bờ bị lỗ rò rỉ do cua còng đào hang, lưới chắn bị thủng do bị mục hoặc cua còng kẹp làm rách lưới. Vào mùa mưa, độ mặn nguồn nước cấp và nước trong ao có xu hướng giảm dần, chú ý độ mặn của nước cấp cho ao phải tương đương hoặc không quá chênh lệch với độ mặn của nước trong ao để tránh cá bị sốc. Độ mặn của nước ao nuôi cá bống kèo, dù vào mùa mưa cũng không nên để quá thấp dưới 3%o. Định kỳ mỗi tuần thay nước 1 lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước ao. Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, màu nước xanh quá đậm hoặc chuyển màu nâu, có mùi hôi thì cần phải thay ngay nước mái trong sạch.

Hình 7. Chài kiểm tra cá nuôi

b- Phòng trừ địch hại

Có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn hại cá bống kèo như chim cồng cộc, rắn nước biển (con đẻn), cá nâu, cá rô phi, cá bống mọi, bống cát… Chim cồng cộc và rắn đẻn có thể lặn trong ao săn cá và ăn hại cá đáng kể, cá nâu cũng bắt ăn thịt cá bống kèo; cá rô phi bắt ăn cá kèo nhỏ và dành thức ăn của cá nuôi; cá bống mọi, bống cát cũng dành thức ăn của cá bống kèo.

Để phòng trừ địch hại, khâu quan trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp cá dữ, khi lấy nước vào ao lúc cấp nước lần đầu hoặc các lần thay nước định kỳ, phải chắn lọc kỹ, không để cá nâu và rô phi, bống mọi, bống cát nhỏ lọt vào ao qua đường cấp nước. Đối với chim cồng cộc, nên đặt các bù nhìn trên bờ ao hoặc treo dây ngang dọc trên mặt ao có gắn các ống bơ (lon) sữa bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi chim. Có thể dùng ná (giàng thun) để bắn chim và đuổi chim cũng có hiệu quả.

Ngoài ra, để bắt các loài cá bống cát. bống mọi, có thể điều tiết mực nước trong ao (dâng cao sau đó hạ thấp 5-10 cm) khi đó các loại cá bống mọi, bống cát có thể nằm lại ở phần mái bờ khi nước đã rút và dùng vợt thu gom.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Thương Phẩm

Ao nuôi nên chọn những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch, tiết kiệm chi phí bơm nước, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất…

Diện tích ao từ 500 m2 trở lên, độ sâu trên 3m, ao có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Tuy nhiên ao nuôi có hình chữ nhật là thích hợp cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Ao nên có cống cấp và cống thoát riêng, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về phía cống thoát.

Ao có kết cấu nền đất tốt, ít bị nhiễm phèn. Nên chọn nơi đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao phải được làm kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan từ ao khác.

Ao nuôi nên gần nhà để dễ quản lý và chăm sóc.

Cải Tạo Ao Nuôi

Cải tạo ao là bước đầu quan trọng nhất trong nuôi cá . Cải tạo kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỉ lệ sống và hạn chế được nhiều bệnh cho cá trong quá trình nuôi. Qui trình này được xem như là qui trình cải tạo ao chung, có thể được ứng dụng cho tất cả các loài cá khác.

Qui trình cải tạo ao nên được tiến hành theo các bước sau:

Tháo cạn nước ao sau khi thu hoạch cá.

Sên vét và hút sình đáy ao.

Phơi đáy ao 3 -5 ngày (ao không có phèn tiềm tàng).

Nếu ao nuôi có nhiều phèn tiềm tàng thì nên tháo nước còn 5 cm trên đáy ao rồi sau đó bón vôi.

Sử dụng vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2 (vôi tôi), rải đều khắp đáy ao, những vũng nước và bờ ao.

Bảng 1: Lượng vôi bón theo độ pH của đất và nước

Sử dụng lưới nylon (lưới giai) cao khoảng 40 cm rào chắn quanh ao.

Lấy nước vào ao lúc thủy triều cao nhất, nước qua cống hoặc ống bọng phải được lọc kỹ bằng lưới.

Sát Trùng Nước Trước Khi Thả Cá

Sau khi lấy nước vào ao được 2 ngày, tiến hành hòa hóa chất diệt khuẩn tạt xuống ao để diệt các loài vi rút, vi khuẩn và nấm có trong nguồn nước.

Chọn Con Giống:

Cá tra phân đàn rất lớn trong thời gian nuôi. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi, cùng kích thước là điều hết sức quan trọng, vấn đề này sẽ quyết định năng suất nuôi sau này.

Nên chọn mua cá giống ở những nơi tin cậy; cá có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình,không bị trầy xướt, bơi lội nhanh nhẹn, không có triệu chứng bệnh. Con giống có chiều cao 2 phân trở lên là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm. Cũng cần phải áp dụng kĩ thuật ương cá giống để chất lượng cá thương phẩm sau này đạt hiệu quả cao.

Mật độ cá thả nuôi tùy thuộc vào quan điểm của từng người, tuy nhiên mật độ khoảng 40 con / m2 là thích hợp. Khi thả nuôi với mật độ cao, điều cần lưu ý là hàm lượng oxy trong ao thấp, đặc biệt vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, nguồn nước trong ao thường xuyên bị ô nhiễm nặng do sự tích tụ của phân cá và thức ăn dư thừa làm cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh.

Thức Ăn Và Quản Lý Thức Ăn

Có hai loại thức ăn đang được người nuôi sử dụng là thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến (người nuôi tự phối chế). Ưu điểm của loại thức ăn tự chế biến là giá thành rẻ do sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Thông thường thức ăn cho mô hình nuôi thâm canh có hàm lượng đạm dao động từ 20 – 30%. Lượng thức ăn cho cá tra dao động từ 3 – 15% / ngày / trọng lượng cá, phần trăm thức ăn tùy vào kích thước của cá. Lượng thức ăn còn được điều chỉnh dựa trên điều kiện thời tiết và tình trạng sức khỏe của đàn cá trong ao.

Số lần cho cá ăn sẽ tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá nuôi, dao động từ 2 -34 lần / ngày

Chăm Sóc Và Quản Lý Ao Nuôi

Hàng ngày nên kiểm tra cống bọng, bờ bao quanh ao, phát hiện những nơi rò rỉ.

Chế độ thay nước là một trong những công việc hết sức quan trọng. Nên thay nước mỗi ngày khoảng 20 – 50 % lượng nước trong ao.

Sau khi ăn cá sẽ cần oxy nhiều hơn, vì vậy việc bơm nước mới vào ao khoảng 30 phút trong lúc này là cần thiết giúp cá hô hấp và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Trong mùa mưa lũ, nước nguồn đổ xuống rất đục (nước quay), mang theo nhiều mầm bệnh, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ dễ gây bệnh cho cá trong ao. Để phòng tránh, khuyến cáo nên thay nước có kiểm soát và phối hợp kiểm tra hàm lượng oxy mỗi ngày lúc 6 giờ sáng. Khi oxy thấp hơn 4 ppm (mg / L) cần bơm nước mới vào ao. Ngoài ra có thể thay nước lúc nước cường ( rằm và ba mươi), mỗi ngày thay 30- 40% lượng nước trong ao.

Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Trong Ao Đất

Vấn đề thường gặp trong ao nuôi cá thương phẩm

Cập nhật thông tin chi tiết về Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!