Xu Hướng 12/2023 # An Giang: Vươn Lên Khá Giàu Từ Nghề Ương Cá Lóc Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết An Giang: Vươn Lên Khá Giàu Từ Nghề Ương Cá Lóc Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

An Giang đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém sang ương cá lóc giống

Bình quân mỗi công (1.000 m2) đất, người ương có thể đào được 30 hộc. Mỗi hộc có chiều ngang 3 m, dài 4 m và sâu 1,1 m. Một hộc thả nuôi một cặp cá lóc bố mẹ. Toàn huyện Châu Phú hiện có 366 hộ ương nuôi cá lóc giống với 29.000 hộc trên 81 ha, cung cấp cho thị trường khoảng 1,3 tỷ con giống/năm. Trong đó, xã Mỹ Phú có 51,5 ha, xã Khánh Hòa 19 ha và xã Vĩnh Thạnh Trung hơn 4 ha. Ngoài ra, tại huyện Phú Tân cũng có 39 hộ ương bán cá lóc giống với gần 30 ha. Đa số người dân đều chọn cá lóc đầu nhím để ương, bởi được thị trường ưa chuộng.

Nguồn thức ăn chủ yếu của cá giống (cá lòng ròng) là trứng nước. Từ khi cá đẻ rồi ương nuôi đến khi xuất bán, trung bình 8 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá giống. Giá mỗi kilogam trứng nước là 18.000 đồng. Mỗi kilogam cá lóc giống được bán dao động ở mức 330.000 – 350.000 đồng. Lúc cao điểm, hút hàng có thể tăng lên trên 400.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Phi ở ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú có hơn 10 năm ương bán cá lóc giống. Gia đình ông Phi hiện đang nuôi hơn 200 cặp cá lóc bố mẹ trên diện tích 7.000 m2 đất ruộng, với hơn 200 hộc. Ông Phi cho biết: “Từ đầu năm 2023 đến nay, mỗi tháng gia đình ông xuất bán 600 – 800 kg cá lóc giống, giá bán khoảng 310.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc còn lãi 20 – 25 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần trồng lúa.

Làm Giàu Từ Cá Lóc Bông – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Trên ao cá đang thu hoạch, chị Hòa chia sẻ, gia đình có 4 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 1,6 ha. Ao đang thu hoạch có diện tích mặt nước khoảng 3.500 m2, thả 55.000 con cá giống, sau hơn 8 tháng nuôi, kích thước cá khoảng 1,2 – 2 kg, sản lượng khoảng 60 tấn. Hiện, giá bán tại ao cho thương lái là 60.000 đồng/kg.

Chị Hòa cho biết, để nuôi được sản lượng cá thịt từ 150 – 200 tấn/ha, thì ao nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu từ 2.000 m2, độ sâu trung bình 3,5 – 4 m. Ao trước khi thả giống được vệ sinh tẩy trùng kỹ. Con giống chọn mua đúng nguồn gốc, đảm bảo chất lượng từ huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nguồn thức ăn là cá tạp còn tươi đánh bắt từ biển. Từ khi thả nuôi đến dưới 2 tháng tuổi cho cá ăn thức ăn xay nhuyễn, mỗi ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn dần thì cho ăn nguyên con, ngày cho ăn một lần. Định kỳ 5 ngày xi phông rút bớt chất cặn bã từ đáy ao.

Chị Trần Thị Hòa định lượng cá giao cho thương lái 

Nhờ vị trí ao nuôi có nguồn nước sạch được lấy từ đập Lồ Ồ nên việc cấp và thay cho ao nuôi cũng có thuận lợi và duy trì định kỳ, môi trường ao nuôi luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, cá lóc bông sử dụng thức ăn là cá tươi nên đôi khi cũng xảy ra một số bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng ký sinh trên mang cá. Để phòng bệnh, định kỳ dùng men vi sinh xử lý đáy ao và môi trường nước nuôi, sử dụng các loại men tiêu hóa, khoáng chất và Vitamin C để phòng bệnh đường ruột và tăng sức đề kháng cho cá nuôi.

“Với ao cá gia đình đang thu hoạch thì đầu tư con giống, vật tư và thức ăn không dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng đáng đồng tiền bỏ ra, ước tính từ 0,8 – 1 tỷ đồng”. chị Hòa vui vẻ chia sẻ.

Ương Cá Bớp Giống Lãi Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

“Nông dân tự phát nuôi vì thấy hiệu quả, trong khi chi phí đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật nuôi ương đơn giản, thời gian ngắn, lại có đầu ra ổn định”, ông Khánh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích cho biết, sở dĩ ông chuyển sang nuôi ương cá bớp giống vì nuôi tôm liên tục thất bại; đặc biệt 3 năm trở lại đây do biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài cộng với dịch bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra. Đầu năm 2023, ông tham quan mô hình, học kỹ thuật nuôi ương cá bớp. Sau đó ông chuyển ao nuôi tôm sang ương cá bớp.

Đầu tiên ông cải tạo ao bằng cách bơm sạch nước rồi cày ải, xử lý vôi, sau đó mua 1 kg trứng cá bớp với giá 7 triệu đồng về cho ấp nở. Sau đó thả nuôi trong 2 ao, mỗi ao có diện tích 3.500 m2. Sau 1,5 tháng thả nuôi ông xuất gần 10.000 con cá bớp giống với kích thước từ 10 – 11 cm, bán với giá 20 ngàn đồng/con; sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 100 triệu đồng.

Nuôi ương cá bớp giống mang lại hiệu quả  

“So với nuôi tôm tôi thấy nuôi ương cá bớp giống chi phí đầu tư ít, kỹ thuật nuôi đơn giản hơn, lãi khá. Sắp tới lứa cá bớp giống của gia đình tôi đang ương chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn bội thu”, ông Dũng phấn khởi.

Còn anh Nguyễn Thái Điệp, thôn Lập Định, xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm) ra xã Ninh Ích thuê ao ở thôn Tân Đảo và Phú Hữu nuôi ương cá bớp giống 3 năm nay đều trúng đậm. Anh Điệp cho biết, hiện anh thuê 5 ao, mỗi ao 4.000 m2 với giá 10 triệu đồng/ao/năm.

Do nuôi ương theo hình thức cuốn chiếu nên mỗi năm xuất 7 đợt giống, tương đương 70.000 con với kích thước từ 10 – 11 cm cho người nuôi cá thương phẩm, bán với giá từ 15 – 20 ngàn đồng/con, trừ chi phí anh lãi khoảng nửa tỷ đồng/năm.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ương cá, anh Điệp cho biết, trứng sau khi mua từ các lồng nuôi cá bố mẹ đẻ với giá 7 – 10 triệu đồng/kg sẽ cho vào ô bạt (4 m2) ấp ở nhiệt độ 28 – 30 độ C. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2 mm.

Ở ngày tuổi thứ 3, thức ăn cho cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hầu hà, sau đó 3 – 4 ngày, cá đạt kích cỡ 1 – 1,5 cm bắt đầu thả nuôi trong ao đất và luyện cho chúng ăn thức ăn như cám đỏ và thức ăn dành cho cá chẽm.

Khi cá đạt kích thước từ 3 – 4cm người nuôi sẽ lùa cá vào lồng lưới mùng có kích thước từ 3 x 4m để “thúc” nuôi đến khi cá đạt kích cỡ 10 -11cm sẽ xuất bán. Như vậy thời gian nuôi từ khi cho trứng cá nở đến khi thu hoạch trong vòng 1,5 tháng. Ngoài ra, yêu cầu độ mặn nuôi ương cá bớp giống từ 18 – 25‰. 1kg trứng có khoảng 500.000 trứng, tỷ lệ ấp nở đạt khoảng 90%.

Nói về hiệu quả SX và nuôi ương cá bớp giống thành công phải kể đến doanh nghiệp tư nhân Phượng Hải (TP Nha Trang). Phượng Hải hiện có đàn cá bớp bố mẹ (trọng lượng từ 15 – 25 kg/con) được tuyển chọn từ đàn cá nhập khẩu từ Đài Loan năm 2003 và 22 ha ao nuôi ương cá bớp giống tại xã Ninh Ích và Ninh Lộc, cung cấp cho người nuôi từ 300 – 500 ngàn con/năm; doanh thu đạt 7 – 8 tỷ đồng/năm.

Làm Giàu Từ Nuôi Chạch Lấu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Đặc điểm sinh học

Chạch lấu (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ; không có vây bụng.

Ở Việt Nam, cá này được gọi theo các tên: chạch lấu, chạch bông (Nam bộ), chạch chấu, chạch làn (Trung bộ và Bắc bộ). Được phân bố ở hầu hết các tỉnh, chạch lấu ưa sống tại các khe đá thuộc sông suối, nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ôxy hòa tan cao. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.

Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt 150 – 250g, dài 18 – 25cm; sau 2 năm đạt 450 – 500g, dài 35 – 40cm. Chúng thành thục và sinh sản sau 2 – 3 năm; con đực thường lớn hơn con cái, dẫu cùng tuổi. Con cái có sức sinh sản 4.500 – 7.500 trứng/lần; trứng có kích thước nhỏ, màu vàng. Cá thường sinh sản vào mùa mưa lũ, nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9; nơi sinh sản là hang hốc, khe đá ngầm ven sông suối.

Trong quá trình ương nuôi, nếu sử dụng thức ăn tươi sống, nhất là trùn chỉ, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của chạch lấu sẽ cao hơn so với thức ăn khác.

Loài nuôi tiềm năng

Với giá bán thương phẩm trên thị trường 350.000 – 400.000 đồng/kg, hiện nay phần lớn cá được các nhà hàng khách sạn tiêu thụ và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. 

Quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chạch lấu đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng ra các trại giống trên cả nước, mỗi năm sản xuất hàng chục vạn con giống với giá bán 8.000 – 10.000 đồng/con (cỡ 8 – 10cm).

Chạch lấu đang được nuôi chủ yếu ở 3 loại hình: lồng bè, bể, ao đất. Thức ăn cung cấp cho chúng từ nguồn tôm cua, cá tạp tự nhiên.

Nuôi chạch lấu trong ao đất diện tích nhỏ, trong bể là giải pháp thực tiễn cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp. Ở miền Bắc, mô hình nuôi cá chạch lấu phát triển mạnh tại các huyện Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc (tỉnh Hải Dương), nguồn giống chủ yếu được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.

Ở miền Nam, năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang đã xây dựng mô hình nuôi chạch lấu thương phẩm trên diện tích 1.400m²; mật độ thả 6 con/m2; sử dụng cá tạp, cua, ốc, tép làm thức ăn. Sau 10 tháng, cá phát triển tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt 80%, trọng lượng đạt 0,3 kg/con, ước tính sản lượng khoảng 2 tấn, trừ chi phí (giống, thức ăn, thuê ao) còn lãi 200 – 300 triệu đồng.

Cần cân nhắc khi nuôi

Cá chạch lấu giống đã được sản xuất và bán ở hầu hết các địa phương trên cả nước, rất phù hợp các hộ nông dân có diện tích nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, loài cá này có tốc độ sinh trưởng chậm, thời gian nuôi dài (10 tháng trở lên), đòi hỏi các hộ nuôi phải có khả năng tài chính. Thức ăn dùng cho chúng chủ yếu là tôm, cua, ốc, cá tạp nên những người nuôi cá quy mô lớn sẽ khó chủ động nguồn thức ăn.

Ngoài tự nhiên chạch lấu thường sống trong nước sạch, hàm lượng ôxy hòa tan cao; do vậy khi nuôi trong bể hoặc ao đất phải đầu tư nhiều thiết bị (sục khí, máy bơm, dụng cụ đo môi trường…), đồng thời phải quản lý chặt môi trường nước.

Nên mua cá giống cỡ 5cm trở lên; không thả giống cỡ nhỏ, tỷ lệ sống thấp.

Tại miền Bắc: Phòng Di truyền, chọn giống – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; điện thoại 043 878 0614

Tại miền Nam: Trung tâm Giống thủy sản An Giang; điện thoại 076 224 0245

Trại giống Thủy sản Cồn Khương – Cần Thơ; điện thoại 0934 747 407

Phương Pháp Ương Cá Bột Thành Cá Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Chuẩn bị ao ương

Tùy thuộc vào diện tích có sẵn của nông hộ, tốt nhất từ 500 – 1.000m2. Ao sâu 1 – 1,5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống. Ao phải chủ động cấp thoát nước khi cần, mặt ao thoáng, bờ ao chắc chắn không có cây rậm.

Trước khi thả cá ương phải sên vét bùn đáy ao, không nên để lớp bùn đáy quá dày. Sửa dọn bờ bọng cho chắc chắn, lấp các lỗ mọi, hang hốc quanh ao. Rào lưới xung quanh ao để ngăn ngừa địch hại của cá lọt vào ao ương. Bón vôi khắp ao, liều lượng 10 – 15 kg/100m2, để diệt một số vi khuẩn gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy. Nếu có điều kiện nên đào rãnh xung quanh ao và bón vôi trên bờ ao để tránh chất bẩn hay phèn bị rửa trôi xuống ao khi trời mưa. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày (vùng phèn không nên phơi đáy ao).

Đối với các ao không có điều kiện tháo cạn nước hoặc muốn diệt hết cá tạp, cá dữ còn trong lớp bùn đáy, dùng rễ dây thuốc cá ngâm một đêm và đập kỹ vắt lấy nước pha loãng tạt đều khắp ao (1kg rễ cho 100m3 nước). Nên thuốc cá vào buổi trưa, vì lúc này nước được nung nóng, cá dễ bị nhiễm độc hơn. Có thể dùng chế phẩm dạng bột có chứa Rotenon được đóng gói sẵn để diệt cá tạp. Lượng dùng theo chỉ dẫn trên bao bì.

Lấy nước vào ao: Nước lấy vào ao ương phải được lọc thật kỹ qua lưới mịn, có thể thêm trấu vào túi lưới để không cho cá tạp, cá dữ và các sinh vật khác vào ao ương ăn hại cá và cạnh tranh thức ăn của cá. Kiểm tra pH nước khoảng 6,5 – 8,5 là có thể thả cá.

Cách thả cá bột

Cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển. Sau đó, thức ăn dư thừa của cá bột (bột đậu, cám…) sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tảo phát triển gây màu cho ao. Trường hợp sau khi lấy nước vào hơn 2 ngày vẫn chưa thả cá bột thì nên tháo cạn nước, cải tạo lại từ đầu. Thả cá bột xuống ao với mật độ khoảng 300 – 500 con/m2. Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Để tránh xây xát cho cá, nên dùng lưới có kích thước mắt nhỏ – Ảnh: Trần Huy

Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 – 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả ra ngoài ao. Nếu cá bột chứa trong bao nylon: Thả bao cá xuống ao 10 – 15 phút cho cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao, sau đó mở miệng bao cho cá ra từ từ. Nếu cá bột chứa trong dụng cụ hở (thau, thùng), thêm từ từ nước ngoài ao vào dụng cụ chứa cá vài lần cho cá quen với nước ao mới, sau 10 – 15 phút chuyển thùng xuống ao, từ từ nghiêng thùng cho cá ra ngoài.

Thức ăn

Trong 10 ngày đầu: cho cá ăn lòng đỏ trứng và bột đậu nành. Khẩu phần cho 100.000 cá bột/ngày gồm: 5 lòng đỏ trứng + 600g bột đậu nành. Cách cho ăn: Lòng đỏ trứng luộc chín, bóp nhuyễn, hòa tan trong nước cùng bột đậu nành. Tạt đều thức ăn khắp ao. Mỗi ngày cho ăn 3 lần: 7 giờ , 11 giờ, 17 giờ.

Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20: Cho cá ăn bột cá, cám và bột đậu nành. Khẩu phần cho 100.000 cá/ngày gồm: 300g đậu nành + 300g cám + 300g bột cá.  Cách cho ăn: Trộn đều 3 loại thức ăn trên sau đó rải đều trên mặt ao. Ngày cho ăn 3 lần.

Từ ngày thứ 21 trở đi giảm bột đậu nành, chỉ cho ăn bột cá và cám, trộn cám với bột cá với tỷ lệ bằng nhau cho cá ăn ngày 2 – 3 lần, lượng thức ăn chiếm khoảng 15 – 20% trọng lượng cá nuôi. Cho ăn như vậy đến khi cá đạt kích cỡ giống khoảng 300 – 500 con/kg.

Lưu ý: Thức ăn nên trộn thêm Vitamin C liều lượng 30 – 40 mg/kg thức ăn. Sau khoảng 15 – 20 ngày, có thể cho cá ăn bằng thức ăn viên công nghiệp loại viên nhỏ mảnh có hàm lượng đạm trên 30%.

Chăm sóc quản lý ao ương

Trong quá trình ương hạn chế thay nước, nhưng khi thấy nước ao bẩn hoặc có điều kiện thì nên thay 30% nước để kích thích hoạt động bắt mồi của cá. Hằng ngày, trước khi cho ăn phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại để tăng giảm hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm thối nước hoặc thiếu thức ăn cá sẽ sát hại lẫn nhau. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn giúp cá mau lớn, đạt tỷ lệ sống cao.

Thu hoạch

Sau khi ương 45 – 60 ngày, cá đạt kích cỡ 300 – 700 con/kg tùy loại cá thì thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1 tuần, hằng ngày phải luyện cá bằng cách giảm bớt lượng thức ăn (chỉ còn 1/3 – 1/2 so với bình thường) hay cho cá nhịn đói và làm đục nước ao bằng cách dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá để tránh cá bị xây xát, kéo lưới dồn cá lại một góc ao trong 10 – 15 phút lúc 9 – 10 giờ sáng, làm liên tục 2 – 4 ngày và nhốt trong vèo trước khi xuất bán.

Trong quá trình thu hoạch, các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm cá mệt, nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển.

Nguyễn Thị Phương Dung

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang

“Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi

Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành.      

Tuấn Tú

Làm Giàu Từ Cá Bống Mú – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Người đi đầu thực hiện mô hình này là Long Văn Nghĩa (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A). Năm 2004, sau lần đầu thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm trong ao, đến nay ông Nghĩa đã mở rộng quy mô diện tích lên đến 6 ha mặt nước, được chia thành 14 ao nuôi (trung bình 2.000 – 4.000 m2/ao). Ông Nghĩa luân phiên thả cá giống 1.000 – 1.500 con/ao.

Theo ông Nghĩa, cá giống phải được khai thác trong thiên nhiên, vùng ven biển với kích cỡ 5 – 10cm; nuôi thuần dưỡng trong ao, dèo nhỏ khoảng 15 – 20 ngày, sau đó mới thả ra ao nuôi lớn. Nuôi cá bống mú không khó, quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước mặn. Người nuôi cần định kỳ thay nước thường xuyên để có nguồn nước sạch giúp cá lớn nhanh; đồng thời, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bệnh cho cá. Thức ăn cho cá bống mú là cá tạp và tôm, cua nhỏ. Từ khi thả nuôi đến xuất bán 10 – 12 tháng, sản lượng mỗi ao 1 – 1,5 tấn cá thương phẩm, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con.

Ông Nghĩa cho biết thêm, cá bống mú thương phẩm hiện được tiêu thụ rất mạnh, nhất là tại nội địa (do còn khan hiếm). Có nhiều thương lái mua xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Họ đến tận ao thu mua cá với giá 200.000 – 250.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi thu lợi nhuận khá sau khi trừ chi phí. Với 14 ao nuôi thương phẩm, mỗi năm ông Nghĩa thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.

Thu hoạch cá bống mú tại phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu

Cá bống mú dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao nên hiện nhiều hộ dân ở phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP Bạc Liêu) áp dụng, nhân rộng đến hàng chục héc ta. Có nhiều hộ nuôi tôm thất bát triền miên, nay chuyển dần sang nuôi cá bống mú theo hình thức thả thưa, cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/vụ. Điển hình như hộ bà Nguyễn Kim Định (xã Hiệp Thành), với 1 ha nuôi tôm kém hiệu quả, bà Định cải tạo, chia thành 2 ao nuôi, thả khoảng 1.500 con cá giống/ao. Sau hơn 10 tháng, lợi nhuận thu được khoảng 100 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Văn Lợi (phường Nhà Mát) có gần 1,5 ha đất bỏ trống do nuôi tôm kém hiệu quả, ông cải tạo thành 4 ao rồi thả khoảng 4.000 con cá bống mú giống, mỗi vụ cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Ông ước tính: Giá cá giống khai thác trong thiên nhiên 2.000 – 3.000 đồng/con, tiền thức ăn chiếm khoảng 45% tổng chi phí đầu tư; trong khi giá cá thương phẩm 250.000 đồng/kg, sau mỗi vụ, người nuôi cầm chắc lợi nhuận trên 50%. Hơn nữa, nuôi cá bống mú ít rủi ro, công chăm sóc ít, thị trường tiêu thụ ổn định.

Cập nhật thông tin chi tiết về An Giang: Vươn Lên Khá Giàu Từ Nghề Ương Cá Lóc Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!