Bạn đang xem bài viết 3 Điều Cực Kì Quan Trọng Mà Người Chơi Hồ Cá Thủy Sinh Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong những năm gần đây, việc đưa thiên nhiên vào không gian sống đã trở thành xu hướng của con người. Điển hình cho xu hướng này chính là thú chơi hồ thủy sinh.
Kiến thức về để chơi thủy sinhTrước tiên, bạn cần hiểu rõ rằng, hồ thủy sinh có thể xem như một quần thể tự nhiên thu nhỏ. Có cây cỏ thủy sinh, đá hoặc gỗ cùng với những sinh vật sống động như cá, tôm, tép hoặc rùa.
Người chơi hồ thủy sinh phải ít nhiều có kiến thức sinh học về thủy sinh. Trước hết là những thông tin về cây thủy sinh. Bạn cần biết giống rong rêu, cây thủy sinh nào là thích hợp trồng trong hồ và có thể trồng chung với sinh vật nào chẳng hạn.
Bên cạnh đó, những kiến thức về đất, phân bón cho cây cũng rất cần thiết. Có nhiều loại đất nền công nghiệp, đất nền tự làm với nhiều công thức đa dạng phù hợp cho từng loại cây.
Kiến thức về cây cảnh thủy sinh, sinh vật nước là những điều căn bản. Ngoài những điều trên, các vấn đề khác như độ pH của nước, ánh sáng, thức ăn nuôi sinh vật…cũng rất cần thiết.
Bố cục trang trí trong hồ thủy sinhBố cục của hồ thủy sinh sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ của hồ. Vì vậy, người chơi cần phải biết các nguyên tắc bố cục trong kiến trúc, thiết kế như: Bố cục đối xứng, bố cục hình xiên, bố cục điểm nhấn,… Luôn có sự sắp xếp hài hòa giữa các thành phần trong hồ, tránh sự phức tạp rối reng gây chói mắt người thưởng ngoạn.
Quá trình chăm sóc hồ thủy sinhBể Thủy sinh có điểm đặc biệt: “Càng lâu càng đẹp”. Có nghĩa là phải trải qua quá trình chăm sóc ít nhất 6 tháng thì bạn mới sở hữu một bể thủy sinh đẹp đúng nghĩa. Trong suốt thời gian chăm sóc, nhiều lúc cây bị chết, lượng dinh dưỡng, cường độ ánh sáng chưa hợp lý sẽ làm hỏng mất bể thủy sinh. Những điều đó thực sự thử thách tính kiên nhẫn của người chơi.
Tầm Quan Trọng Của Vi Sinh Trong Hồ Thủy Sinh
1. Vi sinh là gì? Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?
Có một vài câu hỏi mà dường như bất cứ người chơi thủy sinh nào cũng đã từng một lần thắc mắc, đó là: Làm thế nào để nước hồ thủy sinh trong vắt và không có mùi? Làm thế nào để cây thủy sinh lên căng lá?… Và thật bất ngờ khi câu trả lời đều là: “Châm thêm vi sinh vào hồ để nước trong, hết mùi, để cây lên căng”.
Vậy vi sinh là gì mà thần kì đến thế? Vi sinh là tập hợp tất cả những sinh vật đơn bào, đa bào nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, tảo,…Vi sinh có mặt ở khắp mọi nơi, chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng (trong đó có chất hữu cơ) ở xung quanh môi trường sống và thải ra các đơn chất.
Một trong những loại vi sinh phổ biến trong bể thủy sinh hiện nay là Vi khuẩn nitrat hóa: Động vật trong bể hoặc những chất dinh dưỡng thừa từ thức ăn hoặc trong phân nền cây cối được các sinh vật thủy sinh trong môi trường nước hấp thụ tạo ra NH3 dạng khí bốc mùi và NH4 dạng ion trôi trong nước dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước và đồng thời tăng sự phát sinh của rêu hại trong bể. NH3 giải phóng và phân hủy thành NO2 nitrit, NO2 tuy không bốc mùi nhưng cây không hấp thụ được, vô tình làm cho bể vẫn bị ô nhiễm, dẫn đến hiện tượng nước ngà ngà không trong và xuất hiện rêu hại. Lúc này nếu bạn bổ sung lượng vi sinh nitrat hóa vào bể thì NO2 do vi sinh sẽ phân hủy thành NO3 lúc này NO3 được cây hấp thụ hay là lượng đạm tự nhiên cho cây sinh trưởng và phát triển. Như vậy, nhờ có vi sinh này mà bể vừa hạn chế rêu hại, nước trong hơn mà cây nhờ đó mà sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Ngoài vi khuẩn Nitrat hóa, hiện nay các nhà sản xuất chế phẩm vi sinh cho thủy sinh đã phát triển thêm các chủng vi sinh khác để chăm sóc cho hồ thủy sinh của bạn như:
Vi sinh xenlulo hóa: Phân giải các chất mùn hữu cơ thành lượng Carbon để cây hấp thụ dễ hơn.
Vi sinh ion hóa Kali, Phốt pho, Mangan,…: Để cây sinh trưởng và phát triển ổn định thì cần các chất vi lượng để kích thích quá trình sinh trưởng xảy ra nhanh hơn và ổn định hơn, do đó các vi khuẩn này giúp tăng cường khả năng hấp thụ cho cây.
Ngoài ra còn có rất nhiều chủng vi sinh khác mà Thủy Sinh Tím không thể liệt kê hết cho các bạn.
2. Cách phát triển hệ vi sinh trong hồ thủy sinhVi sinh vật tồn tại trong toàn bộ môi trường hồ thủy sinh như đất nền, máy lọc… Chúng trú ngụ chủ yếu trong các giá thể, cụ thể ở trong hồ thủy sinh thì giá thể cho vi sinh chính là vật liệu lọc. Vật liệu lọc chất lượng càng cao thì càng nhiều lỗ nang cho vi sinh trú ngụ.
Để hệ vi sinh trong hồ thủy sinh phát triển ổn định, giúp cây thủy sinh và các động vật thủy sinh phát triển mạnh, chúng ta có thể thực hiện theo các cách sau đây:
Cách thứ nhất: Chờ! Vi sinh vật trong môi trường tự nhiên rất phong phú, nếu không có điều kiện để tiếp cận và mua các chế phẩm vi sinh thì các bạn nên chờ một thời gian tầm khoảng 1 – 3 tháng để bể thủy sinh bắt đầu ổn định và lượng vi sinh tự nhiên sẽ giúp cho bể của bạn được hoàn hảo.
Cách thứ hai: Sử dụng nguồn nước từ những hồ thủy sinh đã ổn định để thêm vào hồ mới.
Cách thứ ba: Châm các chế phẩm vi sinh lúc setup bể. Đây có lẽ là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Các chế phẩm vi sinh sử dụng cho hồ thủy sinh hiện nay phổ biến là các sản phẩm: Vi khuẩn cộng sinh EM-1 , Vi khuẩn cộng sinh EM-Pro , Vi khuẩn quang hợp Jlab ,…
FanPage Facebook: https://www.facebook.com/ThuySinhTim
Showroom 1: Cuối ngõ 26, phố Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Showroom 2: Số 1A Bàu Cát 1, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
7 Điều Cực Lạ Khi Chơi Bể Cá 7 Màu Mà Bạn Không Biết
Cá bảy màu là loài cá cảnh đẹp, dễ nuôi và được nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Được ngắm nhìn những con cá 7 màu sặc sỡ-không con nào giống nhau bơi trong bể thủy sinh làm cho đầu óc thư thái như chìm đắm trong cảnh tiên là một điều tuyệt vời. 1. Không được thay toàn bộ nước cũ của bể trong một lần:
Cá 7 màu sống khỏe và tốt trong môi trường nước cũ (không phải là nước bị ô nhiễm nặng)-vì loài cá này luôn tạo ra sức đề kháng khác nhau đối với mỗi một môi trường nước. Nên nếu bạn là người chăm chỉ thì có thể thay nước cho cá 7 màu mỗi tuần 1 lần. Mỗi lần thay nước bạn chỉ nên bút bớt từ 1/3 đến 1/2 lượng nước cũ của bể và đổ thêm nước sạch mới vào. Nếu bạn thay hết nước thì cá 7 màu rất dễ bị sốc trong môi trường nước mới và bị chết. Các bạn cũng nên hòa thêm một tí xíu muối vào trong nước mới để khử trùng và tăng sức đề kháng cho cá.
2.Phải luôn giữ nước trong môi trường cá 7 màu sống không bị ô nhiễm:Cá 7 màu bị chết phần lớn các trường hợp là do nước bị nhiễm bẩn sinh ra các loại bệnh dẫn đến cá bị chết hàng loạt. Có nhiểu lý do để dẫn đến nước bị nhiễm bẩn nhưng phổ biến nhất là do người nuôi cho quá nhiều thức ăn mỗi lần chăm cá. Khi phát hiện cá 7 màu chết, lập tức vớt ra ngay để hạn chế ô nhiễm cho nước trong bể và lây bệnh sang các con khác.
3. Chọn thức ăn cho cá 7 màu:Ngày nay, thức ăn cho cá rất là phổ biến, dễ mua và giá cả rất rẻ. Cá 7 màu có thực đơn khoái khẩu là trùng chỉ. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận bịu thì có thể mua loại thức ăn dạng viên nhỏ có đóng hộp sẵn để cho cá ăn hàng ngày. Hoặc bạn có thể cho cá 7 màu ăn bột bánh mì hay cơm trắng nhưng cá sẽ phát triển chậm và khó có khả năng sinh sản.
4. Trang trí cho bể cá 7 màu đẹp:Bạn có thể thả rong và bèo hay trồng các cây thủy sinh, tạo cảnh quan đẹp cho bể cá 7 màu. Rong bèo không những làm đẹp hồ mà chúng còn lọc sạch nước, cung cấp thêm ô xi trong nước cùng với rêu là thức ăn tốt cho những chú cá.
5. Chăm sóc cá 7 màu sinh sản:Cá 7 màu đạt độ tuổi từ 6 đến 8 tuần tuổi là có khả năng sinh sản. Mỗi lần sinh sản của cá thường cách nhau từ 7 đến 10 ngày nếu cá được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Cá 7 màu sắp sinh thường có biểu hiện: cá uốn mình, đuôi cuốn cong lên và xòe to ra. Khi bạn quan sát cá bơi ngang thấy cạnh vây gần hậu môn có phần nhô ra. Khi sắp sinh thường thấy cá 7 màu mẹ ẩn mình trong rong rêu hoặc các tán bèo.
Để tránh tình trạng hao hụt cá con 7 màu do các con trưởng thành khách nhầm tưởng mồi mà ăn mất, bạn nên nuôi riêng cá mẹ khi sắp sinh sản.
6. Chăm sóc cá 7 màu con mới sinh:Cá 7 màu con được sinh ra sau một ngày là có thể tự đi kiếm ăn. Chúng lớn rất nhanh trong môi trường có đủ ánh sáng và rong rêu mịn. Từ ngày thứ hai trở đi là bạn có thể cho chúng ăn bo bo để thúc lớn. Sau chừng khoảng 1 tuần là cá 7 màu con đã ăn được trùng chỉ.
7. Các lai giống cá 7 màuĐây là việc cực kỳ thích thú vì khi thành công bạn có thể sở hữu những con cá 7 màu đẹp long lanh với những màu sắc khác nhau.
+ Lai cùng dòng: cho những con cá có chung họ hàng lai với nhau.
+ Lai khác dòng: lai những con cá khác dòng nhưng thích hợp với nhau (Bạn có thể mua hai con cá có màu giống nhau ở hai tiệm khác nhau)
(Góc Người Mới) Tầm Quan Trọng Của Dòng Chảy Và Độ Động Mặt Nước Trong Hồ Thủy Sinh
Bài viết này mình muốn chia sẽ những yếu tố quan trọng là dòng chảy, tốc độ dòng chảy và độ động / tĩnh của mặt nước trong hồ thủy sinh, những yếu tố này thường bị anh em mới chơi bỏ qua và tất nhiên nó sẽ mang lại nhiều hậu quả không nhỏ. Thêm vào đó, vì nghĩ rằng nó ít quan trọng nên mình để ý rằng hiếm có người chơi kinh nghiệm nào chia sẽ và bàn về vấn đề đáng lưu tâm này.
1. Dòng chảy, công xuất lọc– Dòng chảy yếu / dòng chảy không đúng hướng: công suất máy bơm không đủ, hoặc lọc của bạn lâu ngày không vệ sinh làm dòng chảy yếu dần, hoặc 1 số bộ trộn co2 làm yếu dòng chảy. Nước mang Co2, O2, dinh dưỡng và vi sinh đến nuôi động thực vật trong hồ, nên khi dòng chảy không đến được 1 số nơi trong hồ thì khu vực đó sẽ bị đọng nước tù và mất cân bằng ngay. Các bạn để ý là 1 số cây trải thảm như Trân Châu Nhật, Cuba, Ngọc Trai… thường bị mọc ngóc cao đầu dù ánh sáng không thiếu, lý do là chúng đang đi tìm lượng Co2 và dinh dưỡng không được đưa đến tầng đáy. Một số cây khác thì hay bị rữa lá và chết, điển hình là bucep chẳng hạn nếu bạn để chúng ở nơi dòng chảy yếu không đến được. Một số khu vực hồ cũng dễ bị rêu hại bám hơn cũng vì thiếu dòng chảy và o2, điển hình là rêu nhớt xanh.
– Dòng chảy quá mạnh: 1 số bạn dùng lọc quá mạnh 1 cách không cần thiết, việc này cũng gây tác hại tiêu cực cho cá tép và cả cây thủy sinh. Cá tép sẽ phải chịu đựng lực dòng chảy hằng ngày và yếu dần. Cây thủy sinh, đặc biệt là rong thủy sinh, cây thân đốt không thích dòng chảy quá mạnh. Thêm vào đó, qua nhiều thí nghiệm thì mình phát hiện ra rằng 1 số rêu hại rất thích dòng chảy mạnh và sẽ tận dụng lúc cây yếu để bùng phát, điển hình là rêu chùm đen.
Kinh nghiệm và lời khuyên:– Nên chọn lọc 1 cách cẩn thận vì nó là yếu tố quan trọng cho sự ổn định của hồ thủy sinh của bạn. Các bạn phải để ý lưu lượng nước của máy bơm trong lọc, có thể chọn lọc có lượng nước gấp 3 lần tổng thể tích của hồ. Ví dụ hồ 100 lít nước thì cần lọc 300lit / giờ (nhưng phải là thông số thật, không phải ảo như 1 số bơm trung quốc) – Nếu dùng bộ trộn co2 cánh quạt thì nên mua lọc mạnh hơn nhiều để trừ hao. – Nên để ý lọc hàng tuần xem có bị giảm dòng không để vệ sinh lọc hay ống in out đúng lúc. – Nên chọn lọc nào có thể tăng giảm dòng khi cần thiết để tránh tình trạng dòng chảy quá mạnh – Những hồ lớn (90cm trở lên), thì nên dùng 2 lọc để đảm bảo dòng chảy, 2 lọc đó không cần quá mạnh. 1 lọc để đầu OUT ở hậu cảnh và 1 cái ở tiền cảnh. (các bạn có thể video sau để tham khảo).
– Nếu bạn trồng nhiều rêu, ráy, dương xỉ, bucep thì có thể cho dòng mạnh 1 chút vì những loại cây này thích và phát triển nhanh hơn trong hồ có dòng chảy mạnh. Nhưng nếu bạn chủ yếu trồng cây kiểu Hà Lan, cây thân đốt thì nên để lọc riu riu thôi, chỉ đủ là được, ko yếu và không quá mạnh. – Về cách chọn lọc và vật liệu lọc mình xin nói ở bài khác. Bài này mình muốn tập trung về dòng chảy.
2. Độ động / tĩnh mặt nước– Nếu mặt nước hồ của bạn quá tĩnh thì sẽ có nguy cơ thiếu O2 hòa tan trong nước, gây vi sinh yếu và dễ phát sinh rêu hại. Xin tiện thể nói luôn là cách cung cấp O2 cho hồ thủy sinh thường là bằng cách làm động mặt nước để o2 trong không khí tan vào trong nước. Việc sủi khí cũng có tác dụng làm động mặt nước mà thôi, vì O2 không tan dễ dàng vào nước từ cục sủi. Sủi càng mạnh thì bong bóng thoát nên mặt nước càng nhiều và càng làm mặt nước động, và càng cung cấp nhiều O2 cho nước. Cả sủi bio hay sủi oxi các bạn thấy ở nhà hàng hải sản, chợ bán tôm cá… đều có tác dụng tương tự nhau là làm mặt nước động, và o2 tan vào nước.
– Tuy nhiên nếu mặt nước của hồ bạn quá động thì sẽ gây hao hụt lượng Co2 rất nhanh.
Kinh nghiệm và lời khuyên:– Tránh để mặt nước quá tĩnh, và nếu sủi oxi thì đừng dùng cái chống văng thủy tinh vì nó làm hạn chế tác dụng của việc làm động nước. – .Nếu không dùng sủi oxi thì có thể dùng lọc váng để cung cấp oxi cho hồ thủy sinh, o2 sẽ được hút và đưa xuống tầng dưới của hồ. – Nếu mặt nước hồ bạn không quá động thì đừng cung cấp quá nhiều co2 vào hồ vì cá tép sẽ ngạt ngay. Còn nếu mặt hồ quá động (vì lọc hay quạt mạnh chẳng hạn) thì nên cung cấp nhiều Co2 để bù cho lượng thất thoát.
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Điều Cực Kì Quan Trọng Mà Người Chơi Hồ Cá Thủy Sinh Cần Biết trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!