Bạn đang xem bài viết 3 Cách Xử Lý Nước Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc chơi cá cảnh vào những ngày gần tết là thú vui của hàng nghìn người từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc chơi cá cảnh không phải chuyện đơn giản, nó là cả một kỹ thuật của người nuôi cá cảnh. Để có được một bể cá cảnh đẹp trong nhà là cả một khâu chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lựa chọn cá cảnh phù hợp, xây dựng bể cá, dùng các thiết bị máy móc hỗ trợ và xử lý nước nuôi cá cảnh để cá có môi trường sống tốt nhất
Với mong muốn phục vụ nhu cầu chơi tết trong năm nay, sau đây Trung tâm lọc nước Doctorhouses sẽ có những mẹo hướng dẫn nhỏ về những cách xử lý nước nuôi cá cảnh không bị chết.
Nguồn nước tốt chính là môi trường sống tốt cho tất cả các loại cá. Mỗi một nguồn nước đều có những nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung phân tích vào việc phân tích nguồn nước ngọt để nuôi cá.
* Với nguồn nước máy: Theo nghiên cứu, nếu chúng ta không xử lý clo trong nước máy trước khi tiến hành nuôi cá thì tỉ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác. Nguồn nước máy do thành phố cung cấp tuy đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xum quanh như clo, nitri, asen… Nếu trong nguồn nước máy nhiễm các hợp chất này mà chưa được xử lý trước khi nuôi cá thì ngay lập tức bạn sẽ thấy cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.
* Với nguồn nước giếng khoan: Đặc thù nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam chính là nhiễm phèn, sắt, mangan nặng, không thích hợp nuôi cá cảnh. Bạn cần phải sử dụng những vật liệu lọc nước cơ bản nhất như than hoạt tính, cát mangan chuyên dùng để xử lý triệt để các kim loại có trong nước.
Như vậy, bạn đã biết được nguồn nước đóng vai trò quan trọng như nào đối với cá rồi chứ. Dù bạn nuôi cá bằng nguồn nước nào đi nữa thì bạn cũng cần phải lưu ý:
Dưới mỗi nhu cầu sử dụng bể cá của hộ gia đình, chúng ta sẽ có những kích thước bể cá khác nhau. Dựa vào mật độ cá trong bể mà thay thế bể nước, nếu chúng ta nuôi nhiều cá thì sẽ phải nhanh chóng thay bể do nước nhiễm bẩn từ phân cá, thức ăn thừa, mùi hôi…
Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý đến việc vệ sinh, cọ rửa các vật dụng trang trí, thành bể cho sạch sẽ.
Như chúng tôi phân tích ở trên, việc thay thế nguồn nước bể cá phụ thuộc rất nhiều vào mật độ nuôi cá trong bể của người chơi. Tuy vậy, chúng ta cũng có những phương pháp và thiết bị riêng nhằm kéo dài thời gian chơi cá được lâu hơn bình thường mà vẫn làm cho cá khỏe mạnh, tiết kiệm thời gian và không gây bệnh cho cá.
Phương pháp giúp bể cá sạch sẽ, không nhiễm bẩn:
+ Dùng ống xi – phông: Đây là loại ống được bày bán rất phổ biến ở các tiệm, cửa hàng cá cảnh. Bạn dùng ống này để hút các chất bẩn trong bể cá ra ngoài mà không nhất thiết phải thay nước thường xuyên.
+ Dùng hệ thống lọc nước dành riêng cho cá: Nhờ có máy lọc nước trong hồ mới bớt ô nhiễm. Các chất dơ bản mà cá thải ra hằng ngày và thức ăn thừa được máy lọc rút bớt.
Trước khi thay nước hoàn toàn cho bể cá, chúng ta cần phải vướt hết cá ra khỏi bể rồi thực hiện thao tác vệ sinh và thay nước. Cũng phải lưu ý rằng không nên đột ngột bắt cá hay di chuyển cá bất ngờ vì như thế sẽ làm cho cá sợ hãi, gây lên cho cá những thương tật ở vảy hoặc đuôi.
Bản thân Ozone là một chất khí, có công thức hóa học là O3. Ngay khi Ozone được sản sinh ra môi trường bên ngoài thì chúng nhanh chóng tách ra thành O và O2. Nguyên tử oxy (O) có hoạt tính mạnh gấp nhiều lần Clo. Nó khử sạch tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc trong khu vực mà chúng hoạt động. Đồng thời, ôxy cũng nhảy vào chiếm chỗ, phá hủy, phân tách tất cả các phân tử mùi. Khi nguyên tử ôxy kết hợp với phân tử, nguyên tử cơ bản khác thì tất cả trở thành khí tự nhiên. Vì thế, ozone kết hợp với ion âm được xem là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc diệt các vi khuẩn, tạp chất, nấm, mốc, mùi, vi trùng trong nước.
+ Xử lý nước bể cá: Ngoài việc loại bỏ các mầm bệnh, vi rus có trong nước như ở trên thì nhờ tính oxy hóa của Ozone, còn giúp chúng ta loại bỏ các khí độc (NO2, H2S, NH3, …) có trong nước, Ozone còn đốt cháy các chất hữu cơ có trong bể nước thành các chất vô cơ không gây hại hoặc làm chúng bay hơi và thải ra môi trường không khí.
+ Khử trùng thức ăn cho cá: Nếu bạn cho cá cảnh ăn các loại thức ăn sau (bo bo, cá tép con…) thì sau khi bạn rửa sạch thì hãy sục qua nước Ozone để tiêu diệt bớt mầm bệnh và loại bỏ các mùi bùn có trong thức ăn. Làm như vậy, bạn đảm bảo được nguồn thức ăn cho cá sạch sẽ, không bị mắc các bệnh, khi thức ăn còn đọng lại trong bể cá cũng không sợ làm cho nước bẩn.
Cách Xử Lý Nước Trong Bể Cá Cảnh Khi Bị Đục
Bể cá cảnh nhà bạn sau một thời gian có dấu hiệu của mùi hôi trong nước, màu bị vẩn đục, mặt kiến xuất hiện nhiều rêu xanh… Bạn đang không biết phải xử lý như thế nào để có thể sạch bể cá mà lũ cá cảnh vẫn khỏe mạnh . Bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho bạn một số cách xử lý nước trong bể cá cảnh khi bị đục.
Tháo nước trong hồ ra bên ngoàiNếu số lượng cá trong bể ít bạn có thể dùng vợt bắt hết cá trong bể ra một chiếc thau và vật dụng trang trí trong bể ra ngoài và bắt đầu tháo nước ra. Bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Trường hợp cá trong bể nhiều bạn cần dùng một ống nước để hút nước hoặc dùng ca nhỏ để múc nước trong bể ra ngoài. Nên nhớ trước khi tháo nước ra bên ngoài việc cần làm là lấy tất cả các vật dụng trang trí ra ngoài.
Quy trình bơm nước ra vào bể cáSau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).
Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở hồ và ở trong xô rồi so sánh chúng với nhau. Bạn cũng đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.
Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngoài hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.
Bơm nướ trong bể cá ra ngoài với ống bơm
– Để xử lý nước, bạn có thể dùng chế phẩm vi sinh xử lý nước nuôi cá cảnh để tạo môi trường tốt cho cá
– Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình
Cách xử lý nước hồ cá cảnh ở trên sẽ là kinh nghiệm quan trọng giúp cho những chú cá của bạn luôn được sống trong môi trường trong sạch và an toàn nhất.
Loại bỏ rêu xanh đóng trên mặt kính và trên các vật trang trí của bể cá
Lau kính để loại bỏ rong rêu bám trên mặt kính
Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Koi Bị Xanh
Nước bên trong hồ cá koi vừa là môi trường sinh sống phát triển của cá, vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ cho bể cá. Trong quá trình bạn nuôi, nước hồ cá bị đục và chuyển sang màu xanh rêu. Nguyên nhân vì sao nước chuyển sang màu xanh? Cách xử lý nước hồ cá bị xanh bằng cách nào?
Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết này, Cảnh Quan Xanh sẽ chia sẻ một vài cách khắc phục trường hợp này cho hồ của bạn.
Theo phân tích của các chuyên gia, nước trong hồ nuôi có màu xanh do Tảo Lục hay Tảo Lam gây nên. Đây là một loại tảo phát triển trong môi trường nước và là thức ăn của cá.
Các loại tảo này tiết ra nhiều chất dinh dưỡng trong nước trong khi máy lọc nước không đáp ứng được, khiến cho bể nuôi cá thiếu oxy trầm trọng, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm bẩn và tảo phát triển.
Để thực tế hơn, bạn có thể thử nghiệm bằng cách cho một ít thức ăn vào chậu nước lấy từ bể cá, để ngoài nắng đến chiều, bạn sẽ thấy nước trong chậu chuyển sang màu xanh.
Sau bạn biết nguyên nhân vì sao nước hồ cá bị đục và chuyển sang màu xanh. Cần phải tìm cách xử lý nước hồ cá koi bị xanh và cách làm trong nước bể cá cảnh bị xanh ngay. Nếu không sẽ tiết ra chất độc làm cá dễ chết.
Cách xử lý nước hồ cá bị xanhTảo là nguyên nhân khiến cho hồ nước cá bị đục chuyển sang màu xanh và ô nhiễm. Nên để xử lý nước, trước tiên ta cần xử lý tảo trước.
Cách diệt tảo xanh trong hồ cáDiệt tảo có nhiều cách tiêu diệt: phương pháp sinh học, vật lý và hóa học.
Phương pháp sinh học : là sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa thành phần vi khuẩn để xử lý như: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter,…
Các chế phẩm này khi bổ sung vào hồ nuôi cá, các vi khuẩn sẽ tăng sinh khối và cạnh tranh thức ăn, môi trường sống của tảo độc 🡪 tảo sẽ bị suy yếu dần và không gây mất cân bằng ao nuôi cá.
Phương pháp vật lý : với phương pháp này, bạn ngừng hẳn việc cho thức ăn vào bể cá, dùng vợt vớt mảng tảo ra khỏi bể, thay 25% khối lượng nước trong bể trong 24h để giảm tác động của tảo và giảm nồng độ dinh dưỡng trong ao.
Ngoài ra, để kìm hãm sự phát triển của tảo, bạn nên kiểm soát hàm lượng Nitơ/Nitrate xuống mức thấp nhất.
Với các phương pháp trên, lượng nước trong bể cá sẽ thay đổi rõ rệt. Nếu tảo phát triển dày đặc thì tốt nhất bạn nên thực hiện vệ sinh bể hồ nuôi cá sẽ ngăn chặn được lượng tảo phát triển.
Cách vệ sinh bể hồ nuôi cá Bước 1: Làm sạch tảo xanh và rêu bám trong hồBằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên dụng cọ rửa hồ nuôi cá mua tại các cửa hàng chuyên bán cá cảnh để loại bỏ mảng rêu bám trên hồ.
Sau khi lau chùi trên bể hồ, bạn lau chùi, cọ rửa các vật dụng trang trí bên trong hồ.
Bước 2: Làm sạch bộ lọcBộ lọc có nhiều loại: sinh học, hóa học, cơ học,..sử dụng trong bể nuôi cá koi sẽ bị dơ hoặc không hoạt động cũng là nguyên nhân khiến cho tảo phát triển. Nên bạn cần làm sạch các bộ lọc này.
Tuy nhiên, mỗi một loại sẽ có cách làm sạch khác nhau. Điều này, bạn cần tham khảo sự tư vấn làm sạch của các nhà sản xuất.
Bước 3: Cấp nước cho hồ nuôi cáKhi thay nước, cấp nước mới cho bể nuôi cá, bạn chỉ nên rút nước khoảng 10-15% lượng nước bên trong hồ và thêm vào lượng nước mới tương đương với lượng nước vừa hút ra.
Nếu bạn dùng nước máy thì nên để khoảng 30 phút để bay hơi clo ra rồi mới cho vào bể.
Cách kiểm soát lượng tảo bên trong hồ nuôi cá koiNgoài các cách xử lý nước hồ cá bị xanh bằng cách diệt tảo, vệ sinh hồ cá thì còn có thêm một cách nữa là kiểm soát lượng tảo bên trong hồ cá cũng là cách xử lý hồ nước cá koi bị xanh hiệu quả.
Thả nuôi thêm một số loài cá có khả năng làm sạch bể nuôi cá như: cá lau kiếng, cá tỳ bà,…
Giảm lượng thức ăn của cá mỗi ngày
Hạn chế ánh sáng bên trong hồ cá ở mức thấp nhất
Sử dụng xi – phông làm sạch sỏi, đá, các loại chất thải bên trong bể nuôi cá.
Làm sạch các bộ lọc bằng nước, nếu hoạt động không đáp ứng thì bạn nên thay bộ lọc mới. Lưu ý khi rửa bộ lọc bạn không nên sử dụng xà phòng.
Ngưng các hình thức sử dụng phân bón cho bể.
Đó là những nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh mà Cảnh Quan Sân Vườn Xanh vừa chia sẻ trên. Hy vọng sẽ là những thông tin cần thiết nhất giúp cho các bạn biết cách xử lý nước bên trong hồ nuôi cá trong nhà hay ngoài trời sân vườn một cách hiệu quả nhất.
{Hướng Dẫn} Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết
Nuôi cá cảnh bị chết có xui không?
Rất nhiều người quan niệm răng, nuôi cá cảnh bị chết đem lại vận xui cho gia chủ. Vì vậy rất sợ sệt khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Phải chăng đây là quan điểm mê tín, sai lầm? Vậy nuôi cá cảnh bị chết có xui không? Dĩ nhiên là có, vì trước hết chúng ta phải mua đàn cá cảnh khác để thay thế 🙂 và phải xử lý bể cá nuôi lại từ đầu.
Nguyên nhân cá cảnh hay bị chết
Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
Cho cá ăn nhiều. Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
Quên cho cá ăn. Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn ( Tham khảo các loại thức ăn cho cá )
Nguồn nước máy. Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước. Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
Không thay nước. Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp. Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
Không tạo vi sinh cho bể cá: Vi sinh hữu hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái hồ nuôi cá cảnh. Vi sinh giúp phân giải thức ăn dư thừa, phân thải, cặn bã, khử khí độc, điều hòa phát triển tảo …
Không có hệ thống sục khí: Sục khí cung cấp oxy cho cá hoạt động là hết sức cần thiết, thiếu oxy sẽ kích thích các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh.
Hệ thống lọc kém: Không lọc hết các chất cặn bã, mầm bệnh, gây hại cho cá nuôi, cá dễ bị bệnh, giảm sức đề kháng …
Giống cá mua về rất yếu và đã nhiễm bệnh
Cách nuôi cá cảnh không bị chếtKhi các bạn mới nuôi cá cảnh, nên chú ý một số cách nuôi sau:
Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 1/3 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày. Tốt nhất nên sử dụng loại vi sinh chuyên dùng xử lý nước hồ cá giúp nuôi cá cảnh không cần thay nước.
Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác (Tham khảo các loại cá cảnh)
Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
Tạo vi sinh cho hồ cá: Đây là biện pháp rất quan trọng, chiếm gần 70% vấn đề giải quyết khi nuôi cá cảnh không bị chết.
Tóm lại, nuôi cá cảnh chính là chăm sóc xử lý nước nuôi tốt và quản lý nguồn thức ăn hiệu quả. Không quá có thể nói, nuôi cá cảnh chính là nuôi nước. Sử dụng men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh chính là cách nuôi cá cảnh không bị chết hiệu quả nhất hiện nay.
Để nuôi cá cảnh không bị chết, bạn nên chú ý các vấn đền cơ bản sau:
– Chọn giống cả khỏe mạnh, không bị bệnh tật
– Chọn đúng loại thức ăn cho cá và cho có ăn đúng liều lượng.
– Quản lý và xử lý hồ nuôi cá đúng cách, tránh ô nhiễm.
– Phải sử dụng máy lọc, máy sục khí loại tốt, chất lượng.
– Khi phát hiện cá bị bệnh thì phải tách riêng và xử lý kịp thời.
– Mật độ nuôi cá cảnh vừa phải, tránh nuôi quá đông.
1 gói Emzeo cá cảnh 200gr xử lý được 5 – 7 m^3 nước
! chai EMKOI 1 lít xử lý được 50 m^3 nước hồ nuôi
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Xử Lý Nước Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!