Xu Hướng 5/2023 # ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản # Top 13 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ thuật sinh sản luôn được sự quan nhiều quan tâm của rất nhiều tín đồ nuôi cá cảnh nói chung và cá dĩa nói nói riêng.

Dạo qua một vòng trên các diễn đan chúng ta bắt gặp rất nhiều bài viết về đề tài này vì vậy tôi không có tham vọng viết bài khai sáng mà chỉ mong bổ xung nhằm làm sáng tỏ một số vấn dề xung quanh đề tài này :

Khi bắt tay vào việc đầu tiên là khâu tuyển chọn cá giống . Chọn giống nào ghép với giống nào ra cá gì sẽ là đề tài sẽ được trình bày ở phần khác . Ở đây chỉ đi sâu vào kỹ thuật cơ bản .

Chuẩn bị dụng cụ hồ bể :

– Hồ cho cá sinh sản thường có thể tích 100-120 lít nước nhằm dễ quản lý ,không chiếm nhiều diện tích . Thông thường làm hồ có kích cỡ : 0,5x 0.6 x 0,4 m – 0.5 x 0,7 x 0,4 m – 0,4 x 0,8 x 0,4 m ( Dài X, Rộng, X chiều cao ĐVị = mét ) mặt sau hay đáy hồ nên sơn hoặc dán đề can màu xanh tối hay tranh thủy sinh dể tạo cảm giác không gian yên tĩnh . Hồ nên đặt những chỗ ít người qua lại, ánh sáng tự nhiên vừa phải. Nếu không đủ ánh sáng nên bổ xung thêm trên hồ 1 bóng đèn trái ớt không màu có công suất khoảng 10 W

– Lọc nước nên bố trí lọc vi sinh ( loại tầm trung ) để sử lý nước tốt mà không gây bất tiện như các loai máy lọc ngầm hay lọc nổi .

– Bơm hơi oxy bổ xung qua cột lọc vi sinh nên có van để điều chỉnh lượng hơi cho phù hợp từng giai đoạn chăm sóc .

– Giá thể có thể là ống nước nhựa loại lớn , Viên gạch sành ốp tường hay giá thể bán sẵn đều được .

– Ống xi_phong (hút làm vệ sinh hồ) cần có thêm van vặn, kích thước ống khoảng phi 21 mm .

Chọn cá Cá giống

-Có thể mua những cặp cá đã bắt cặp hoặc đã qua sinh sản .

– Trong trường hợp có đàn cá hậu bị thì chờ chúng tách bầy đứng riêng thành từng đôi gần máy lọc hay thành hồ lựa thế bắt ra hồ sinh sản .

– Khi cá đã muốn phát dục thì cũng có thể chủ động bắt từng cặp trống mái ra riêng. Cách phân biệt trống mái là một việc tương đối khó. Bởi như tôi sau 16 năm trong nghề nếu phân biệt cá đực cá cái thông qua hình dáng quả là vấn đề hết sức khó khăn thậm chí là bất khả thi (Trừ khi nhận biết chúng đã tham gia sinh sản nhiều lần) Vậy ở đây tôi sẽ chia sẻ phương pháp nhận biết bằng màu sắc, phương pháp này thật ra không phổ biến thậm chí còn là bí quyết của những cao thủ trong làng cá dĩa.

Bình thường trên con cá dĩa ta tạm thời phân đinh như sau : tất cả hoa văn nào khi cá đến tuổi trưởng thành mà có màu phấn bạc hay phản quang dưới ánh đèn ta xem là Vân . Ngược lại với Vân tức là những phần còn lại tối hơn không phản quang gọi là Nền .

Ví dụ : điển hình nhất như cá lam đức là cá chỉ còn phần Vân không có nền , cá marlboro là cá có Nền không có Vân .

Ví dụ : Cụ thể hơn với cá bồ câu nền là phần đỏ còn phần trắng là vân , cá xanh bông phần nâu là nền phần xanh là vân.

Khi tới tuổi trưởng thành ta có thể phân biệt trống mái ( với điều kiện cá phải là anh em trong 1 bầy ) như sau : Con mái thường có màu sắc tương phản giữa Nền và Vân rõ ràng hơn con trống , chẳng hạn cá bồ câu mái có xu thế đỏ tươi con ,trống đỏ nhạt . Mặt con cá mái có màu trắng , mặt con trống thường có cùng màu với màu cơ thể , Ở cá bông xanh cá mái màu Nền nâu hay đỏ hay hoa văn đẹp rõ rằng hơn con trống. Cá Marlboro con mái màu đỏ đậm hơn ,mặt trắng .Con trống toàn thân có màu nhạt hơn (đỏ cam) …

Phương pháp cho đẻ cá .

Xử lý nước trong hồ cá đẻ sao cho pH trung bình từ 5,8- 6,2 là tốt nhất ( dụng cụ tess pH của USA dạng nước thử là tốt nhất tránh hiện tượng sai sót quá lớn )

Có thể hạ pH bằng các phương pháp thông thường sau :

Sử dụng Axit Photphoric tinh khiết .

Sử dụng nước giếng có độ pH thấp.

Lọc nước bằng than hoạt tính ( Than mới )

Cho cá ăn tim bò chế biến sẵn , vặn thật nhỏ sục khí ( Tốc độ 20 giọt khí /phút) mỗi ngày vệ sinh đáy hồ chỉ thay chừng 5 lít nước trong thời gian 1 tuần pH sẽ tự đông tuột giảm , sau khi đạt được ngưỡng thấp theo yêu cầu chúng ta trở lại thay nước 1/3 hồ mỗi ngày pH sẽ tự ổn định mà không cần phải tác động thêm . Tóm lại cách này đơn giản và có tính bền vững nhất .và tránh được tác động đôc hại khác có thể có ở 3 phương pháp đầu .

Cá đẻ trứng dính trên giá thể sau 2 ngày thì bắt đầu nở kế tiếp 2 ngày sau cá con rời giá thể bám theo cha mẹ nhằm kiếm thức ăn dạng dịch đặc tiết ra ở những tuyến đặc biệt 2 bên mình con trống mái .

Bình thường cá con đeo bám cha mẹ dến ngày thứ 8-10 thì phải cho cá con ăn dặm bằng Bobo , Artermia hay trùng chỉ làm sạch, khi gặp bầy cá con phàm ăn hay đông quá ăn sạch lớp nhớt dễ gây sự khó chịu hoặc gây tổn thương cho cá cha mẹ có thễ dẫn tới bệnh ngoài da.

Sau 14 ngày tuổi cá con đã biết ăn thức ăn ta tiến hành tách riêng ra hồ khác để nuôi lớn .

Những câu hỏi thường gặp :

Hỏi ;Có phải cá trống đầu gù hơn ?

Trả lời :Nếu con trống tham gia sinh sản nhiều lượng testosterone tăng cao nó có thể làm đầu con trống gù ra hơn con mái .Bình thường khi cá mới trưởng thành hoàn toàn không có dấu hiệu này .

Hỏi : vì sao cá mẹ cứ ăn trứng ?

Trả lời : Kiểm tra lại nước thông thường pH cao trứng không thể thụ tinh được ( biết trứng không thể nở chúng sẽ ăn như một cách dọn dẹp làm sạch môi trường.)

Hỏi : -Sao chúng lại ăn con vừa nở khi còn trên giá thể ?

-Cá con nở sao không chịu đeo bố mẹ ? Trả lời : cả 2 trường hợp trên là do nước quá cũ hay pH thấp nhiều dẫn tới tình trạng nước ô , nhiễm khuẩn, ngưỡng oxy thấp nên cá con mất sức không thể bơi theo cha mẹ , để giữ sạch nước chúng có thể ăn con .

10.806758

106.622443

Cách Nuôi Cá Ông Tiên Sinh Sản

Cách nuôi cá ông tiên tương tự như cách nuôi cá dĩa tuy nhiên cá thần tiên dễ nuôi hơn và có giá không quá mắc như cá dĩa. Nếu bạn nào có đự định nuôi cá dĩa thì cá ông tiên là loài cá thí điểm điển hình, vì cá ông tiên có tập tính sống gần giống như cá đĩa, nhưng mà nó dễ nuôi hơn.

Để nuôi cá ông tiên cho sinh sản, chúng ta nên mua cá con về nuôi với số lượng lớn (vài chục con), nuôi vỗ trong bể kính hay trong lu sành, bể ximăng khoảng 100 con/m3 nước. Mỗi ngày cho cá ăn hai lần, thay nước một lần, tốt nhất là thay nước vào lúc sáng, cung cấp nước mới và oxi cho cá. Vệ sinh đáy hồ cho sạch, cho cá ăn sau khi thay nước vào buổi sáng, và cho cá ăn lần 2 vào buổi chiều. Thức ăn tốt nhất cho cá ông tiên trong giai đoạn nuôi vỗ là cung quăng, trùn chỉ, thịt bò băm nhỏ…tốt nhất là cung quăng. Nuôi cho chúng lớn nhanh, mạnh khỏe, tuyển lựa lại chọn ra những chú cá thật đẹp, khỏe mạnh nhất, to nhất, không dị tật, màu sắc đẹp.

Cách phân biệt cá ông tiên trống mái

Cá đực thì: trán gù cao hơn cá cái, phía trước vây bụng lớn và hơi lõm vào ở giữa còn cá cái thì bình thường (hiu quá), khoảng cách từ vây bụng đến vây hậu môn ngắn hơn và hơn lõm vào ở phần trước lỗ huyệt cá cái thì không có lõm vào, trong thời kỳ thành thục thì bụng cá thon chứ không to như cá cái, gai sinh dục nhon và hơi chếch về phía trước còn cá cái thì gai sinh dục tù và hơi ngã về phía sau. Nói vậy chứ không dể đâu, khi không thấy dấu hiệu gì thì có bó tay mà thôi.

Chuẩn bị bể đẻ cho cá ông tiên

Chúng ta có thể cho đẻ trong bể cá cảnh bằng kính hay lu sành. Địa điểm đặt bể là nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Mực nước cao gấp 2 lần chiều cao thân cá

Sau khi chọn và chuẩn bị bể đẻ chúng ta cho giá thể vào bể, là những vật cứng, nằm thẳng đứng hay hơi nghiêng một chút, thay nước thường xuyên, cá sẽ đẻ nếu nuôi vỗ tốt.

Sau khi ấp 2 ngày trứng sẽ nở, khoảng 45 giờ trứng nở, cá ông tiên con nở sau 3-4 ngày sẽ tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn cho cá ông tiên con là các loại Rotifera, hay moina. Sau đó ta đem cá đi ương, có thể nuôi trong bể ximăng lúc này cá lớn hơn rồi có thể ăn trùn chỉ, moina, cá tạp nấu chín.

Cá 6 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 300-400 trứng. Cá 9-10 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 500-700 trứng. Cá một năm tuổi có thể sinh sản tới 1000-1500 trứng. Cá 18 tháng tuổi có thể sinh sản tới 2000 trứng cho một lần sinh sản.

Cách Nuôi Cá Koi Sinh Sản Như Thế Nào?

Cách nuôi cá koi sinh sản trong môi trường tự nhiên

Cá koi là một trong những giống loài của cá chép, chúng có nhiều màu sắc và được nuôi nhiều tại Nhật Bản. Trước khi con người can thiệp vào quá trình lai tạo và nhân giống, cá koi sinh sản tự nhiên với những tập tính chung của loài cá chép.

Theo đó, mùa sinh sản của cá chép là vào mùa xuân và mùa thu với thời tiết mát mẻ, dễ chịu, với nhiệt độ nước trong hồ không quá cao. Giống cá này ưa đẻ vào những ngày có mưa rào to, vào lúc sáng sớm, tập tính sinh sản của chúng thường là nhóm 1 con chép cái và 2 – 3 con chép đực bơi sát kèm theo.

Khu vực mà cá koi lựa chọn để đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên là các khu vực đầm ao hoặc ven bờ sông, nơi có nhiều cây cỏ, rong, bèo để làm chỗ dựa vật đẻ.

Các con cá koi đực có nhiệm vụ cọ thân mình vào cá koi cái. Lúc này cá koi cái được kích thích sinh dục, sẽ liên tục uốn mình để đẻ trứng. Khi thấy trứng, cá koi đực sẽ phun tinh dịch loãng từ tuyến sẹ của nó để thụ tinh cho trứng. Vỏ trứng cá koi đã có sẵn chất dính nên có thể bám được vào rong, bèo, cỏ cây.

Tuy nhiên, cá koi sinh sản theo hình thức tự nhiên thường không đạt số lượng trứng thụ tinh và cá bột như mong muốn. Chính vì thế, người nuôi cá koi thường sử dụng hình thức thụ tinh nhân tạo cho cá koi để có thể dễ dàng chọn lọc giống, màu sắc, tránh hiện tượng lai tạp gây ra thoái hóa giống.

Cá koi sinh sản dưới sự can thiệp của con người

Hiện nay, có hai cách để cá koi sinh sản dưới sự can thiệp của con người: cho trứng cá koi thụ tinh tự nhiên và thụ tinh nhân tạo. Với phương pháp thụ tinh này, bạn cần lựa chọn trong đàn những con cá koi bố mẹ khỏe mạnh, theo các tiêu chí sau:

Cá koi cái: Kiểm tra lỗ sinh dục trên cơ thể cá koi cái bằng cách: Bạn lật ngửa bụng cá, chọn cá có bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng.

Cá koi đực: Kiểm tra chất lượng tinh dịch của cá koi đực bằng cách: vuốt nhẹ phần bụng gần lỗ sinh dục, thấy tinh dịch có màu trắng đục là đạt chuẩn. Lưu ý: Chỉ thực hiện động tác vuốt 1 lần, càng vuốt nhiều cá đực càng mất nhiều tinh dịch.

Với cách cho trứng cá koi thụ tinh tự nhiên: bạn xây bể riêng và thả những con cá koi thành thục sinh dục ít nhất từ 1 tuổi trở lên vào đó. Lưu ý: độ tuổi sinh sản tốt nhất của cá koi cái là từ 2-3 tuổi, lúc này cá có thể đẻ khoảng 150 đến 200 ngàn trứng/lần. Đồng thời, chất lượng trứng của cá koi lúc này cũng là tốt nhất, cho tỷ lệ thụ tinh tạo thành cá bột cao hơn so với các cá koi nhiều tuổi.

Sau khi đã xây bể riêng, bạn tiến hành thả cá koi bố mẹ vào theo từng nhóm một vài con đực và một con cái. Lưu ý: bể đẻ thường xây với diện tích nhỏ, nông và có để thêm rong rêu và cây thủy sinh để trứng cá koi có thể bám vào đó và nở tự nhiên. Sau khi cá koi cái đẻ trứng, bạn nên bắt nhóm cá koi bố mẹ ra bằng vợt và tiếp tục cho nhóm cá koi bố mẹ khác vào.

Với cách cho cá koi sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo: bạn cần lấy trực tiếp tinh dịch và chứng từ cá koi bố mẹ và tiến hành thụ tinh theo tỷ lệ đã tính toán trước đó.

Cách lấy trứng và tinh dịch được tiến hành như sau: tiến hành theo phương pháp thủ công là ấn nhẹ vào lỗ sinh dục dưới bụng cá. Trứng cá koi cái sẽ cho màu vàng nâu, sệt và có khả năng kết dính tốt. Còn tinh dịch của cá koi đực sẽ có màu trắng sữa và đục. Người thụ tinh sẽ hứng trứng cá và tinh dịch vào một cái cốc hoặc một cái bát, sau đó lắc nhẹ để tinh dịch hòa lẫn vào trứng. Lưu ý: tỷ lệ trứng và tinh trùng cần được tính toán cân đối. Cuối cùng, số lượng trứng đã thụ tinh nhân tạo sẽ được đổ vào bể chứa xây sẵn và chờ cá bột nở.

Hiện nay, cách thụ tinh nhân tạo cho cá koi sinh sản được áp dụng nhiều hơn là cách cho sinh sản tự nhiên, bởi nó giúp tăng tỷ lệ thụ tinh và giảm bớt số lượng trứng không thể nở thành cá bột. Tuy nhiên, với cả hai cách trên thì người nuôi cá koi cũng phải tính toán các giống cá koi nào sẽ được phối với nhau để tạo ra giống mới.

Hồ Hải Sản Nhà Hàng Và Cách Vệ Sinh Hồ Nuôi Hải Sản?

Hồ hải sản phải được chăm sóc đúng cách để chắc chắn vận hành đúng công năng. Như vậy cần phải để ý những vấn đề gì trong thời gian chăm sóc hồ hải sản nhà hàng đây? Hãy liên hệ 0903679599 – 0932679599 Mr Toàn sẽ tư vấn cụ thể hơn.

Hồ hải sản phải được chăm sóc đúng cách để chắc chắn vận hành đúng công năng. Như vậy cần phải để ý những vấn đề gì trong thời gian chăm sóc hồ hải sản nhà hàng đây?

1.Dụng cụ có trong hồ hải sản nhà hàng

Các vật dụng hồ cá gồm có hệ thống lọc nước, máy bơm, bộ phận đèn chiếu sáng,… đều cần thiết lựa chọn sao cho hợp với dàn bể cá và các loài hải sản chúng ta nuôi ở trong hồ.

Khi đãthiết kế hồ hải sản đẹp (bao gồm công đoạn xác định chỗ đặt hồ cá, lựa chọn dạng bể và kích thước phù hợp), chúng ta sẽ ngay lập tức thi công hồ hải sản (biết chính xác vị trí các thiết bị và bắt đầu lắp đặt hồ). Nếu chẳng lên kế hoạch từ trước đó và chẳng có sự chuẩn bị kịp thời, gia chủ sẽ khó lòng lắp đặt được một dàn bể thủy hải sản như ý muốn.

2.Kích thước hồ hải sản

Các bạn cần chắc chắn số đo kích thước vị trí nơi xây dựng để lựa chọn hồ hải sản cho thích hợp, từ đó bắt đầu thiết kế dàn hồ hải sản y như ý muốn và thi công một cách chất lượng nhất.

Nếu có chỗ để bể tương đối rộng, các bạn nên chọn kiểu thiết kế dàn hải sản nhà hàng bằng kính vì có khá nhiều kiểu mẫu vừa sang trọng lại vừa đảm bảo hợp vệ sinh.

Nếu như có diện tích hơi khiêm tốn, bạn có thể lựa chọn làm hồ cá hải sản kiểu bằng inox bởi vì các dàn hồ có thể xếp lên nhau giảm tối đa không gian mà vẫn đảm bảo sự tuyệt vời cho gian nhà của bạn.

3.Hệ thống lọc nước của thiết kế hồ hải sản nhà hàng

Lọc bể hải sản đó là điểm quyết định đến thành công của 1 dàn hồ hải sản. Khi mà khách hàng có một hệ thống làm sạch nước tốt thì sẽ làm giảm được khả năng rủi ro chết của các loại hải sản, giúp hồ thêm bắt mắt, mang đến sức lôi cuốn của sản phẩm tới khách hàng.

Đây là điều rất cần thiết trước khi thi công hồ hải sản của các bạn. Dù cho các bạn nuôi hải sản nào đi nữa, bạn cũng phải có một hệ thống lọc vệ sinh và bảo vệ sự sống cho các hải sản nuôi trồng trong khoảng thời gian chờ đợi đến thời điểm chế biến. Cần xác định rõ lượng nước, yếu tố ánh sáng, độ pH, nồng độ nitrat, độ mặn của nước (đối với các sinh vật sống ở nước mặn),…

Nếu như các bạn biết được cách chăm sóc dàn hồ hải sản thì đảm bảo các bạn sẽ có một hồ cá hải sản đạt tiêu chuẩn giúp nâng cao uy thế của nhà hàng, giúp cho khách hàng có sự cuốn hút và cảm thấy thú vị hơn với các đồ ăn tươi ngon.

4.Quy trình vệ sinh hồ hải sản

– Thứ 1 – Tự kiểm tra và vệ sinh

+ Hãy kiểm tra với mắt: Nhìn bằng mắt để cam đoan rằng tất cả mọi thứ trong hồ cá vẫn đang hoạt động hiệu quả, (hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị lọc…).

+ Loại bỏ tảo và tất cả các mảnh vụn:

Những loại tảo gây hại thường xuyên sinh sôi nảy nở ở trong hồ, nó có hại và liên tục tiết ra những chất tổn hại đến các loại tảo được nuôi trồng bên trong hồ, làm chết tảo có lợi, các loài cá, tôm… Đặc biệt trong quá trình lắp đặt hồ hải sản phải kiểm tra mặt thoáng, đáy hồ liên tục để đảm bảo là hồ chẳng bị các loại tảo gây hại tồn tại.

+ Thay nước:

Trung bình mỗi một tháng chúng ta cần phải 2 lần để thay 1/5 tới 1/3 lượng nước trong bể cá.

+ Xét nghiệm nước hồ:

Kiểm tra các chỉ số nhiệt độ trong nước, nồng độ nitrate, độ pH và độ cứng của nước hồ định kỳ mỗi tuần.

+ Bảo trì theo thời gian:

Chẳng có dạng thiết kế hồ hải sản chuyên nghiệp nào mà chẳng lo có chất thải theo thời gian nên nhớ phải đảm bảo được việc bảo trì hồ. Hãy thay thế định kỳ tất cả các hệ thống lọc carbon dioxide, máy bơm, bộ lọc và lò sưởi giống như việc thay đổi dầu nhớt cho xe theo định kỳ vậy. Hệ thống đèn nên được đổi mới tối thiểu khoảng 6 tới 12 tháng, vì cường độ đèn chiếu ở trong nước có thể bị giảm đi sau vài tháng dùng.

-Thứ 2 – Hệ thống máy lọc hồ hải sản

Bên cạnh đó, hệ thống lọc cũng là một phần vô cùng quan trọng, quyết định yếu tố tồn tại của hồ hải sản. Một số nguyên tắc hoạt động sau có thể giúp bạn vệ sinh hồ hải sản của chính mình.

+ Yêu cầu về kỹ thuật của 1 thiết bị lọc nước bên trong thiết kế thi công hồ hải sản đó là cần phải đủ lớn hoặc là bằng 1/3 kích thước bể chính, thế nên phải có tối thiểu là khoảng 3 ngăn.

+ Đảm bảo nước hồ hải sản phải trong suốt.

+ Làm sạch được toàn bộ khí độc trong nước:

* Ngăn 1: chứa bông lọc mịn + phần bông lọc thô + tấm Biomass : có công dụng lọc thô, chất hữu cơ chưa được phân hủy toàn bộ, xử lý sạch các loại vi sinh độc hại chứa bên trong nước.* Ngăn 2: nhiều san hô lọc hoặc chứa phần tro núi lửa : là nơi trú ẩn và sinh sôi của vi sinh có lợi, tác dụng phân hủy hết những chất hữu cơ trong nước, chất cặn lơ lửng, khử khí độc NO2, NO3, NH3…

* Ngăn 3: chứa nước đã qua xử lý và đã được bơm lên bể chính, điểm đáng chú ý là: nếu như đó là bể chứa cá nước mặn thì gắn thêm máy skimer (máy đánh bọt, đánh tan chất cặn bã hữu cơ)

– Thứ 3 – Vệ sinh hộp lọc

+ Bộ phận hộp lọc sử dụng trong quy trình

Cập nhật thông tin chi tiết về ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!